Vài nét về cây tre.

Một phần của tài liệu Chế tạo và xác định đặc trưng của vi sợi xenlulozơ trích ly từ lùng phế thải ở nghệ an luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 25 - 28)

Tre thuộc loại cây nhiệt đới. Các loại tre chỉ có tại các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, ngoại trừ một số nơi ở Nam Mỹ và Châu Phi. Vì vậy, tre là nguồn tài nguyên dùng cho sản xuất không được sử dụng rộng rãi, do vậy nó đóng vai trò tạo nên lối sống và phát triển văn hóa có đặc điểm riêng tại mỗi nước Châu Á [1].

Ở Việt Nam, tre là loại cây đa dụng rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa đến nay luôn gắn liền với lũy tre ken dày chắn gió bão và bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân làng.

Công dụng của tre hết sức phong phú, khó có thể liệt kê hết, song có thể nêu tóm tắt các nhóm điển hình sau đây [1]:

1. Đồ gia dụng: bàn, ghế, giường, chõng, tủ, đòn gánh, chiếu nằm, rỏ rá, dần, sàng, rế để nồi, gáo múc nước, đũa, tăm, điếu cày...

2. Xây dựng: nhà, cửa, cầu ao, cầu “khỉ”, cọc đóng gia cố móng, dàn giáo, ván sàn,...

3. Dụng cụ nông nghiệp: cán cào, cuốc, xẻng, thuổng, khung bừa, thân cày...

4. Đánh bắt cá: cần câu, nơm, hom, giỏ, cây cà kheo của ngư dân,... 5. Thực phẩm: măng tươi, măng chua các loại,...

6. Vũ khí: cung, tên, chông,...

7. Đồ mỹ nghệ: các sản phẩm sơn mài cốt nan tre, mành mành,... 8. Dụng cụ âm nhạc: sáo trúc, đàn Tơ rưng,...

Ở Việt Nam đã thống kê được 216 loài tre với 25 chi tre trúc phân bố tự nhiên [7]. Theo số liệu công bố vào năm 2000 của Viện Điều tra quy hoạch Rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1], diện tích rừng tre nứa và trữ lượng phân bố ở các vùng điển hình trong cả nước trình bày ở bảng 1.3

Bảng 1.3: Diện tích rừng và mật độ cây ở các vùng điển hình

TT Vùng Diện tích tre nứa (1000 Mật độ triệu TT Vùng Diện tích tre nứa (1000 Mật độ triệu

ha) cây/1000

ha ha)

cây/1000 ha 1 Tây Bắc 45,3 4,24 10 Lào Cai 31,3 3,00 2 Đông Bắc 152,1 4,30 11 Tuyên

Quang 33,1 7,90 3 Bắc

Trung Bộ 199,5 7,41 12 Yên Bái 16,1 3,00 4 Duyên hải Trung bộ 26,9 2,92 13 Phú Thọ 8,8 4,82 5 Tây Nguyên 321,2 4,08 14 Quảng Ninh 14,4 0,56 6 Lai Châu 9,9 3,00 15 Lạng Sơn 7,9 2,20

7 Sơn La 28,2 3,39 16

Bắc Cạn – Thái Nguyên

14,9 3,75

8 Hòa Bình 7,2 9,33 17 Thanh Hóa 85,6 1,669 Hà Giang 24,8 5,00 18 Nghệ An 104,7 31,4 9 Hà Giang 24,8 5,00 18 Nghệ An 104,7 31,4

Cây lùng là một trong 69 loài tre đặc hữu của Việt Nam. Phân bố từ tây nam tỉnh Sơn La (huyện Mộc Châu), qua phía tây tỉnh Thanh Hóa (huyện Quang Hóa, Lang Chánh) đến miền tây tỉnh Nghệ An (huyện Anh Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong); phía tây Quảng Bình (Quảng Ninh, Lệ Thủy). Do thân có lóng rất dài nên được dùng để đan phên cót, tăm mành. Khi khai thác, lùng thường được sơ chế tại rừng: chặt bỏ đốt, chẻ thanh, buộc thành bó giao nhận theo cân. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, làm sợi, làm giấy và dùng để đan lát làm hàng mỹ nghệ. Măng dùng ăn tươi nhưng không được ngon vì tỷ lệ gỗ cao, măng chóng già, phần ăn được ít.

Hình 1.7: Rừng lùng thuộc lâm trường Quỳ Châu quản lý(Khe Cạn, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An)

Một phần của tài liệu Chế tạo và xác định đặc trưng của vi sợi xenlulozơ trích ly từ lùng phế thải ở nghệ an luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 25 - 28)