Đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh lý phiêu (Trang 34)

giá theo chi phí nguyên, vật liệu chính)

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được dựa trên cơ sở phần chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên, vật liệu chính) phân bổ đều cho tất cả thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đượ tính hết vào thành phẩm.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) có ưu điểm tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít, nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính).

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm.

Phương pháp xác định:

Giá trị Giá trị NVL trực tiếp DDĐK + Giá trị NVLTT PSTK Số lượng sản phẩm (Giá trị NLC DDĐK) (Giá trị NLC PSTK) sản phẩm dở dang = x dở dang cuối kỳ Số lượng thành phẩm thu được + Số lượng sản phẩm DDCK

2.4.2 Phương pháp đánh giá dựa vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm (hay còn gọi là phương pháp ước lượng tương đương)

2.4.2.1 Tính đặc trưng

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng tương đương phù hợp trong trường hợp chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC, đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

Phương pháp này có ưu điểm là giá trị của sản phẩm dở dang được hợp lý hơn, chúng được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là công việc tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian, và cần phải xác định chính xác mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm.

2.4.2.2 Phương pháp xác định

 Xác định chi phí NVL trong sản phẩm DDCK

- Trường hợp NLC, vật liệu phụ bỏ 1 lầ vào đầu quy trình sản xuất Chi phí Giá trị NVLTT + Giá trị NVLTT

NVL trong = DDĐK PSTK X Số lượng Sản phẩm Số lượng thành + Số lượng SP sản phẩm DDCK phẩm thu được DDCK DDCK

- Trường hợp NVL chính bỏ hết 1 lần vào đầu quy trình sản xuất, còn vật liệu phụ bỏ dần trong quá trình sản xuất

Chi phí Giá trị NVLC + Giá trị NVLC

NVL trong = DDĐK PSTK X Số lượng Sản phẩm Số lượng thành + Số lượng SP sản phẩm DDCK phẩm thu được DDCK DDCK

 Xác định chi phí NCTT trong SP DDCK

Chi phí Giá trị NCTT + Giá trị NCTT Số lượng NCTT trong = DDĐK PSTK X thành phẩm Sản phẩm Số lượng thành + Số lượng thành phẩm quy đổi DDCK phẩm thu được quy đổi tương đương tương đương

 Xác định chi phí sản xuất chung (SXC) trong SP DDCK

Chi phí Giá trị SXC + Giá trị SXC Số lượng SXC trong = DDĐK PSTK X thành phẩm Sản phẩm Số lượng thành + Số lượng thành phẩm quy đổi DDCK phẩm thu được quy đổi tương đương tương đương

2.4.2.3 Đánh giá giá trị sản phẩm DDCK theo phương pháp ước lượng tương đương trong một số trường hợp khác

Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến

Đối với những sản phẩm có khối lượng SPDD ở các khâu trong dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể vận dụng mức độ hoàn thành chung của các sản phẩm dở dang là 50% để tính, sẽ giảm bớt được công việc xác định mức độ hoàn thành ở từng công đoạn. Phương pháp tính này còn gọi là phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến. Chi phí chế biến bao gồm chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung.

- Xác định chi phí NVL trong sản phẩm DDCK

Chi phí Giá trị NVL + Giá trị NVL Số lượng NVL trong = DDĐK PSTK X SPDDCK Sản phẩm Số lượng thành + Số lượng SPDDCK DDCK phẩm thu được

- Xác định chi phí chế biến trong sản phẩm DDCK

Chi phí Giá trị NVL + Giá trị NVL Số lượng NVL trong = DDĐK PSTK X SPDDCK Sản phẩm Số lượng thành + (số SPDDCK x 50%) DDCK phẩm thu được

 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượntương đương trong trường hợp giá trị sản phẩm không phân theo khoản mục chi phí

Trường hợp trị giá SPDDCK không đánh giá theo khoản mục chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, mà chỉ xác định chung tổng số chi phí sản xuất đã kết tinh trong sản phẩm dở dang; trường hợp này trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau:

Trị giá chi phí sản xuất + chi phí sản xuất số SPDDC

SPDDCK = DDĐK PSTK X ( x) % hoàn thành

Số lượng thành + Số lượng SPDDCK Phẩm thu được ( x) % hoàn thành

2.4.3 Đánh giá giá trị SPDDCK theo định mức chi phí (hoặc giá thành kế hoạch)

2.4.3.1 Tính đặc trưng

Phương pháp đánh giá SPDD theo định mức chi phí (hoặc giá thành kế hoạch) áp dụng thích hợp cho những qui trình sản xuất đã xây dựng được định mức chi phí hao phí (hoặc giá thành kế hoạch) cho một sản phẩm.

2.4.3.2 Phương pháp xác định

 Xác định giá trị SPDDCK trường hợp sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn

- Trường hợp xác định mức độ % hoàn thành của SPDD so với thành phẩm trên từng công đoạn

Trường hợp này, dựa vào định mức chi phí của từng khoản mục trên từng công đoạn/ đơn vị sản phẩm, vận dụng phương pháp ước lượng tương đương để xác định giá trị sản phẩm trên từng công đoạn; sau đó tập hợp giá trị SPDD của các công đoạn tài chính có giá trị SPDDCK cho quy trình sản xuất.

- Trường hợp không xác định được mức độ % hoàn thành của SPDD so với thành phẩm trên từng công đoạn, mà đánh giá theo chi phí NVLTT và giá trị của bán thành phẩm công đoạn trước chuyển sang công đoạn sau

 Xác định giá trị SPDDCK trường hợp sản phẩm không sản xuất qua công đoạn

Trường hợp này, dựa vào giá thành định mức (giá thành kế hoạch) sản phẩm và số lượng SPDD để xác định giá trị SPDD.

- Trường hợp giá thành định mức (giá thành kế hoạch) được phân theo khoản mục và SPDD được đánh giá theo chi phí NVLTT

Trường hợp này dựa vào định mức chi phí NVLTT/SP và số lượng SPDDCK để xác định giá trị SPDDCK cho quy trình sản xuất.

- Trường hợp giá thành định mức (giá thành kế hoạch) được phân theo khoản mục và SPDD đượ đánh giá theo mức độ hoàn thành của SPDD so với thành phẩm.

Trường hợp này dựa vào định mức từng khoản mục chi phí/sp và mức độ hoàn thành của SPDD , áp dụng phương pháp ước lượng tương đương để xác định giá trị SPDDCK.

- Trường hợp giá thành định mức (giá thành kế hoạch) không phân theo khoản mục và SPDD được đánh giá theo mức độ hoàn thành của DPDD so với thành phẩm.

Trường hợp này dựa vào giá thành định mức (giá thành kế hoạch) và mức độ hoàn thành của SPDD để xác định giá trị SPDDCK.

2.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.5.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) 2.5.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) 2.5.1.1 Đặc trưng của phương pháp

Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, dịch vụ, lao vụ ó quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, quy trình chỉ sản xuất ra 1 loại sản phẩm duy nhất.

2.5.1.2 Phương pháp tính

Tồng giá thành = Giá trị sản phẩm + chi phí sản xuất - Giá trị sản phẩm sản phẩm (Zsp) DDĐK PSTK DDCK

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành (:) Số lượng thành phẩm sản phẩm (Zđv) sản phẩm thu được trong kỳ

2.5.2 Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 2.5.2.1 Đặc trưng của phương pháp

Phương pháp loại trừ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm được áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc thu được sản phẩm chính còn thu thêm được sản phẩm phụ

2.5.2.2 Cách tính

Tổng giá thành thực tế Chi phí chi phí chi phí Giá trị sản phẩm chính = sản xuất + sản xuất - sản xuất - sp phụ hoàn thành DDĐK PSTK DDCK

Giá thành đơn vị  giá thành thực tế sp chính hoàn thành =

Sp chính hoàn thành  số lượng sp hoàn thành trong kỳ Giá trị sp phụ = Giá bán - lợi nhuận định mức

2.5.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số 2.5.3.1 Đặc trưng của phương pháp

Phương pháp tính giá thành theo hệ số, áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu, nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau (liên sản phẩm)

2.5.3.2 Phương pháp tính

Phương pháp tính giá thành theo hệ số được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: dựa vào hệ số tính giá thành để quy đổi tất cả các loại sản phẩm về 1 loại sp làm chuẩn (sp có hệ số 1)

Tổng giá thành thực tế = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - chi phí sản xuất của sp chuẩn DDĐK PSTK DDCK

Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sp chuẩn

Gía thành đơn vị Tổng giá thành thực tế của sp chuẩn =

Của sp chuẩn Số lượng sp chuẩn quy đổi

Bước 5: Dựa vào hệ số tính giá thành đơn vị của sp chuẩn để xác d9nh5 giá thành đơn vị cho từng loại sp chính

Giá thành thực tế = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi của của sp loại (i) sp chuẩn sp loại (i) Tổng giá thành thực tế = giá thành đơn vị x số lượng của của sp loại (i) sp loại (i) sp loại (i)

2.5.4 Phương pháp tỷ lệ

2.5.4.1 Đặc trưng của phương pháp

Phương pháp tính giá thành sp theo tỷ lệ áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được các sp cùng loại với chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau.

2.5.4.2 Phương pháp tính

Dựa vào một tiêu thức hợp lý để làm căn cứ tính tỷ lệ giá thành thực tế cho các loại sp. Tiêu chuẩn phân bổ thường được lựa chọn là giá thành định mức đơn vị sp (ZĐM) hoặc giá thành kế hoạch đơn vị (ZKH)

- Tính tổng giá thành định mức (hoặc tổng giá thành kế hoạch) của các loại sp theo sản lượng thực tế.

Zđịnh mức (kế hoạch) = (ZĐM (ZKH) x số lượng thực tế từng loại sp - Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của quy trình để tính tổng giá thành thực tế của các loại sp

Z thực tế = chi phí sản xuất + chi phí sản xuất - chi phí sản xuất của các loại sp DDĐK PSTK DDCK

- Tính tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành định mức (hoặc kế hoạch) Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ giá thành (T) = Tổng giá thành định mức (kế hoạch) Tính giá thành thực tế từng loại sp Giá thành thực tế (ZTT) = ZĐM (ZKH) x tỷ lệ giá thành 2.5.5 Phương pháp định mức

2.5.5.1 Đặc trưng của phương pháp

Phương pháp tính giá thành theo định mức áp dụng thích hợp với những đơn vị sản xuất có đủ các điều kiện sau:

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã ổn định

- Các loại định mức kinh tế - kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên

- Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp chặt chẽ.

Đặc điểm nổ bật của phương pháp tính giá thành theo định mức là thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên kịp thời và tình hình kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chuẩn xác, những khoản chi phí vượt định mức, ngay từ trước khi và trong khi xảy ra biện pháp kịp thời động viên mọi khả năng tiềm tàng hiện có, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

2.5.5.2 Phương pháp tính

- Trước hết căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.

Đối với cho phí NVLTT phải căn cứ vào định mức hao phí NVL dùng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để tính ra chi phí định mức.

Hệ số phân bổ Dự toán chi phí SXC được duyệt trong kỳ chi phí SXC =

định mức tiêu thức chọn để tính hệ số phân bổ

- Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên phân tích những chênh lệch đó, để kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Tổng giá thành tổng giá thành (+) chênh lệch (+) chênh lệch thực tế = định mức (-) do thay đổi (-) thoát ly của sp của sp định mức định mức

2.5.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp được áp dụng doanh nghiệp mà sản xuất mang tính chất đơn chiếc, riêng lẽ.

2.5.7 Phương pháp công đoạn 2.5.7.1 Đặc trưng của phương pháp 2.5.7.1 Đặc trưng của phương pháp

Được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp.

Phương pháp này tính giá thành có thể được thưc hiện theo 1 trong 2 phương pháp: phương pháp có tính giá thành bán thành phẩm trên từng công đoạn sản xuất (hay còn gọi là phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự); và phương pháp không tính giá thành của bán thành phẩm trên từng công đoạn, mà chỉ tính giá thành cho sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất (hay còn gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song)

2.5.7.2 Phương pháp tính

- Phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự:được áp dụng ở doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi phải tính giá thành của bán thành phẩm ở mỗi bước công nghệ thì mới tính giá thành của thành phẩm cuối cùng được chính xác.

Công đoạn 1: áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để xác định giá thành bán thành phẩm của công đoạn 1 và kết chuyển giá thành bán thành phẩm sang công đoạn 2

Công đoạn 2: giá thành của bàn thành phẩm công đoạn 1 chuyển sang + chi phí sản xuất phát sinh ở công đoạn 2, áp dụng phương pháp tính giá thành đơn giản để tính giá thành cho bán thành phẩm công đoạn 2 và kết chuyển sang công đoạn 3...

Công đoạn cuối cùng (n): giá thành của bán thành phẩm công đoạn n-1 chuyển sang + chi phí phát sinh ở công đoạn n, áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho thành phẩm cuối cùng.

- Phương pháp kết chuyển chi phí song song: phương pháp này không tính giá thành bán thành phẩm trong từng công đoạn, mà chỉ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối cùng.

Phương pháp tính:

Công đoạn 1: Xác định các khoản mục chi phí sản xuất của công đoạn 1 nằm trong thành phẩm cuối cùng và giá trị SPDDCK của công đoạn 1.

Công đoạn 2: Xác định các khoản mục chi phí sản xuất của công đoạn 2 nằm trong thành phẩm cuối cùng và giá trị SPDDCK của công đoạn 2...

Công đoạn (n): Xác định các khoản mục chi phí sản xuất của công đoạn n nằm trong thành phẩm cuối cùng và giá trị SPDDCK của công đoạn n.

Xác định giá thành sản phẩm cuối cùng: Tổng hợp từng khoản mục chi phí sản xuất của tất cả các công đoạn nằm trong thành phẩm cuối cùng, ta có giá trị sản phẩm của số thành phẩm thu được ở công đoạn cuối cùng.

CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LÝ PHIÊU

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH LÝ PHIÊU 3.1.1. Sự hình thành và phát triển: 3.1.1. Sự hình thành và phát triển:

Tháng 9 năm 1991 công ty chỉ là 1 xưởng cưa nhỏ. Qua thời gian do nền kinh tế phát triển và nhu cầu tăng quy mô sản xuất đồng thời đa dạng hóa sản

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh lý phiêu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)