Phân tích các chỉ số tài chính liên quan vốn bằng tiền, nợ phải thu khách

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền, nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán tại công ty tnhh thương mại việt mỹ á (Trang 71)

4.4.1 Phân tích vốn bằng tiền

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu thanh toán của vốn bằng tiền giai đoạn 2011-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

STĐ % STĐ % 1 Tổng tài sản Đồng 35.353.739.023 58.576.150.449 54.429.535.827 23.222.411.426 65,69 (4.146.614.622) (7,08) 2 Tổng nợ phải trả Đồng 21.343.521.697 45.158.669.277 37.977.208.271 23.815.147.580 111,58 (7.181.461.006) (15,90) 3 Tổng tài sản ngắn hạn Đồng 29.217.361.157 34.553.425.290 37.252.783.154 5.336.064.133 18,26 2.699.357.864 7,81 4 Tổng nợ ngắn hạn Đồng 20.006.782.588 20.063.512.141 17.226.432.419 56.729.553 0,28 (2.837.079.722) (14,14) 5 Hàng tồn kho Đồng 20.031.387.950 21.596.712.922 26.623.234.722 1.565.324.972 7,81 5.026.521.800 23,27 6 Tiền và tương đương tiền Đồng 1.124.072.814 2.617.907.288 2.309.943.648 1.493.834.474 132,89 (307.963.640) (11,76) 7 Hệ số thanh toán tổng quát

(1/2) Lần 1,66 1,30 1,43 (0,36) (21,69) 0,13 10

8 Hệ số thanh toán nợ ngắn

hạn (3/4) Lần 1,46 1,72 2,16 0,26 17,81 0,44 25,58

9 Hệ số thanh toán nhanh

{(3-5)/4} Lần 0,46 0,65 0,62 0,19 41,30 (0,03) 4,62

10 Hệ số thanh toán tức thời

(6/4) Lần 0,06 0,13 0,13 0,07 116,67 0 0

61 Qua số liệu phân tích trên ta thấy:

- Hệ số khảnăng thanh toán tổng quát trong giai đoạn 2011-2013 đều lớn

hơn 1. Tuy nhiên, năm 2012 hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm 0,36 lần tương đương 21,69% so với năm 2011, đến năm 2013 hệ số này có cải thiện tăng 0,13 lần tương đương 10% so với năm 2012. Điều này cho thấy

năm 2011 công ty đảm bảo khảnăng thanh toán tổng quát tốt nhất. Khảnăng

thanh toán tổng quát của năm 2012 thấp hơn năm 2011 và 2013 là do tổng nợ

phải trả tăng 23.815.147.580 đồng tương đương 111,58% so với năm 2011.

Nhìn chung công ty đảm bảo được khảnăng thanh toán tổng quát.

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trong 3 năm 2011, 2012, 2013 đều lớn

hơn 1 và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 0,26 lần tương đương

17,81% so với năm 2011, năm 2013 tăng 0,44 lần tương đương 25,58% so với

năm 2012. Cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, trong tương lai nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tiếp tục tăng thì khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao và tình hình tài chính khả quan.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn 2011-2013 đều nhỏ hơn 1, cho thấy công ty không đảm bảo khảnăng thanh toán nhanh và có biểu hiện đi xuống. Cụ thểnăm 2012 tăng 0,19 lần tương đương 41,3% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,03 lần tương đương 4,62% so với năm 2012.

Nguyên nhân khiến cho hệ số khảnăng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 là do giá

trị hàng tồn kho lớn biến động tỷ lệ thuận với nợ phải trảngười bán trong năm 2011, 2012. Riêng năm 2013 tổng nợ ngắn hạn giảm 2.837.079.722 đồng

tương đương 14,14% so với năm 2012 vẫn chưa đảm bảo khảnăng thanh toán nhanh nhưng là dấu hiệu đáng khích lệ. Công ty cần khắc phục nợ ngắn hạn để đảm bảo khảnăng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn 2011-2013 đều nhỏ hơn 1 tuy hệ sốcó tăng trong năm 2012, cụ thểnăm 2012 tăng 0,07 lần tương đương 116,67% so với năm 2011, năm 2013 không thay đổi so với năm 2012,

nhưng với khoản tiền và tương đương tiền hiện có công ty không thểđảm bảo thanh toán tổng nợ ngắn hạn trong năm. Nhưng cũng có thể thanh toán những khoản nợ đến hạn nằm trong khả năng, góp phần cải thiện nợ phải trả cho công ty.

62

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu thanh toán của vốn bằng tiền 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014

STT Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6T.2013/6T.2012 Chênh lệch 6T.2014/6T.2013 STĐ % STĐ % 1 Tổng tài sản Đồng 29.785.972.503 27.525.016.268 26.005.499.642 (2.260.956.235) (7,59) (1.519.516.626) (5,52) 2 Tổng nợ phải trả Đồng 22.945.119.860 19.201.276.502 20.538.166.187 (3.743.843.358) (16,32) 1.336.889.685 6,96 3 Tổng tài sản ngắn hạn Đồng 17.487.488.539 18.991.468.852 16.521.609.329 1.503.980.313 8,60 (2.469.859.523) (13,01) 4 Tổng nợ ngắn hạn Đồng 10.097.965.661 9.757.918.242 9.224.754.560 (340.047.419) (3,37) (533.163.682) (5,46) 5 Hàng tồn kho Đồng 10.802.675.804 13.484.668.387 12.270.054.532 2.681.992.583 24,83 (1.214.613.855) (9,01) 6 Tiền và tương đương tiền Đồng 1.312.880.505 1.172.065.407 1.533.646.950 (140.815.098) (10,73) 361.581.543 30,85 7 Hệ số thanh toán tổng quát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1/2) Lần 1,30 1,43 1,27 0,13 10 (0,16) (11,19)

8 Hệ số thanh toán nợ ngắn

hạn (3/4) Lần 1,73 1,95 1,79 0,22 12,72 (0,16) (8,21)

9 Hệ số thanh toán nhanh

{(3-5)/4} Lần 0,66 0,56 0,46 (0,10) (15,15) (0,10) (17,86)

10 Hệ số thanh toán tức thời

(6/4) Lần 0,13 0,12 0,17 (0,01) (7,69) 0,05 41,67

63 Qua số liệu phân tích trên ta thấy:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 tuy biến động không ổn định nhưng đều lớn hơn 1. Cụ thể: năm

2013 tăng 0,13 lần tương đương 10% so với năm 2012 đến năm 2014 giảm 0,16 lần tương đương 11,19% so với năm 2013 nhưng công ty vẫn đảm bảo khảnăng thanh toán tổng quát tốt.

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-

2014 đều lớn hơn 1 cho thấy công ty đảm bảo được khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn, có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo bằng hơn một đồng tài sản ngắn hạn. Cụ thể: năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn

được đảm bảo bằng 1,73 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,95 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2014 một đồng nợ

ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,79 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ

ngắn hạn năm 2013 tăng 0,22 lần tương đương 12,72% so với năm 2012 là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 1.503.980.313 đồng tương đương 8,6% so với năm 2012, năm 2014 giảm 0,16 lần tương đương 8,21% so với năm

2013 là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2014 giảm 2.469.859.523 đồng tương đương 13,01% so với năm 2013.

- Trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 hệ số thanh toán nhanh của công ty có chiều hướng giảm. Cụ thể: năm 2013 giảm 0,1 lần tương đương

15,15% so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục giảm 0,1 lần tương đương

17,86% so với năm 2013. Năm 2014 hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt mức thấp nhất là do tổng giá trị hàng tồn kho cao tuy có giảm 1.214.613.855

đồng tương đương 9,01% so với năm 2013. Như vậy, với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn doanh nghiệp không có khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán tức thời của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 biến động không ổn định. Cụ thể: năm 2013 giảm 0,01 lần tương đương 7,69% so với năm 2012, đến năm 2014 có chuyển biến tốt tăng 0,05 lần tương đương

41,67% so với năm 2013 cho thấy công ty có khảnăng trang trải các khoản nợ đến hạn tốt nhất so với cùng kỳ năm 2012, 2013 vì tiền và tương đương tiền

tăng 361.581.543 đồng chiếm 30,85% so với năm 2013. Trong khi tổng nợ

ngắn hạn đã giảm 533.163.682 đồng chiếm 5,46% so với năm 2013. Công ty cần nâng hệ số này lên cao hơn hoặc bằng 1 đểđảm bảo thanh toán kịp thời.

Nhìn chung khảnăng thanh toán thực sự của công ty là chưa ổn định, cần có biện pháp quản lý hàng tồn kho, khắc phục nợ ngắn hạn nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh và khảnăng thanh toán tức thời.

64

4.4.2 Phân tích nợ phải thu khách hàng

Bảng 4.3 Các chỉ tiêu thanh toán của nợ phải thu khách hàng giai đoạn 2011-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STĐ % STĐ %

1 Nợ phải thu khách hàng Đồng 6.933.970.500 7.730.317.024 6.859.122.038 796.346.524 11,48 (871.194.986) (11,27) 2 Nợ phải trảngười bán Đồng 16.330.413.595 11.326.121.949 9.741.464.271 (5.004.291.646) (30,64) (1.584.657.678) (13,99) 3 Doanh thu thuần Đồng 49.234.546.228 80.279.238.126 82.116.809.165 31.044.691.898 63,05 1.837.571.039 2,29 4 Nợ phải thu người mua bình quân Đồng 5.936.592.232 7.332.143.762 7.294.719.531 1.395.551.530 23,51 (37.424.231) (0,51)

5 Thời gian kỳ nghiên cứu Ngày 360 360 360 0 0 0 0

6 Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ

phải trả (1/2) Lần 0,42 0,68 0,70 0,26 61,90 0,02 2,94

7 Số vòng quay khoản phải thu

khách hàng (3/4) Vòng 8,29 10,95 11,26 2,66 32,09 0,31 2,83

8 Thời gian thu hồi tiền hàng (5/7) Ngày 43 33 32 (10) (23,26) (1) (3,03)

65 Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trảtrong 3 năm 2011, 2012, 2013 đều nhỏhơn 1, cho thấy số vốn mà công ty bị chiếm dụng nhỏhơn số vốn của

công ty đi chiếm dụng. Hệ số này có tăng qua các năm cụ thể: năm 2012 tăng

0,26 lần tương đương 61,9% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 0,02 lần

tương đương 2,94% so với năm 2012. Riêng nợ phải thu khách hàng năm 2012 tăng 796.346.524 đồng chiếm 11,48% so với năm 2011 là do công ty

muốn tăng doanh thu nên đã làm cho nợ phải thu khách hàng tăng và năm

2013 giảm 871.194.986 đồng chiếm 11,27% so với năm 2012 là do công ty đã thu hồi được một phần nợ của các khách hàng như: công ty Thanh Bình và công ty TNHH Sài Gòn Co.op Tam Kỳ. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

- Số vòng quay khoản phải thu khách hàng trong giai đoạn 2011-2013

tương đối nhỏ cho thấy công ty có tốc độ thu hồi tiền hàng chậm. Tuy nhiên, số vòng quay của nợ phải thu khách hàng từ năm 2011 đến 2013 tăng, cụ thể: năm 2012 tăng 2,66 vòng tương đương 32,09% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 0,31 vòng tương đương 2,83% so với năm 2012. Số vòng quay của nợ

phải thu khách hàng năm 2013 tuy có cao hơn năm 2011, 2012 nhưng biến động tăng không đáng kể. Nhìn chung công ty đang bị chiếm dụng vốn. Nguyên nhân là do công tác quản lý công nợ còn lỏng lẻo, chưa tích cực trong

việc đôn đốc thu hồi công nợ, để khách hàng chiếm dụng vốn với số tiền cao như: công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam có số dư phải thu cuối tháng 12/2013 là 566.169.666 đồng. Nếu công ty không xử lý kịp thời sẽ dẫn

đến nợkhó đòi.

- Thời gian thu hồi tiền hàng trong 3 năm 2011, 2012, 2013 tương đối chậm đều lớn hơn 30 ngày. Cho thấy công ty thu hồi tiền hàng chậm, cụ thể năm 2012 giảm 10 ngày tương đương 23,26% so với năm 2011 và năm 2013

giảm 1 ngày tương đương 3,03% so với năm 2012. Tốc độ thu hồi tiền hàng

năm 2012 và năm 2013 mặc dù đã giảm so với năm 2011 nhưng công ty vẫn

đang bị chiếm dụng vốn, cần có biện pháp thu hồi nợ để đảm bảo vốn kinh doanh cho kỳ tiếp theo.

66

Bảng 4.4 Các chỉ tiêu thanh toán của nợ phải thu khách hàng 6 tháng đầu nămgiai đoạn 2012-2014

STT Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6T.2013/6T.2012 Chênh lệch 6T.2014/6T.2013 STĐ % STĐ % 1 Nợ phải thu khách hàng Đồng 3.986.524.489 3.515.985.957 3.226.131.458 (470.538.533) (11,80) (289.854.499) (8,24) 2 Nợ phải trảngười bán Đồng 5.736.680.767 4.980.810.682 5.230.192.167 (755.870.085) (13,18) 249.381.485 5,01 3 Doanh thu thuần Đồng 41.007.862.151 41.815.127.545 40.638.861.720 807.265.394 1,97 (1.176.265.825) (2,81) 4 Nợ phải thu người mua bình quân Đồng 3.958.287.852 3.751.255.223 3.371.058.708 (207.032.629) (5,23) (380.196.515) (10,14)

5 Thời gian kỳ nghiên cứu Ngày 180 180 180 0 100 0 100

6 Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ

phải trả (1/2) Lần 0,69 0,71 0,62 0,02 2,9 (0,09) (12,68) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Số vòng quay khoản phải thu

khách hàng (3/4) Vòng 10,36 11,15 12,06 0,79 7,63 0,91 8,16

8 Thời gian thu hồi tiền hàng (5/7) Ngày 17 16 15 (1) (5,88) (1) (6,25)

67 Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 đều nhỏ hơn 1 và biến động không ổn định, cho thấy số vốn mà công ty bị chiếm dụng nhỏhơn số vốn của công ty đi chiếm dụng. Cụ thể: năm 2013 tăng 0,02 lần tương đương 2,9% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 0,09 lần tương đương 12,68% so với năm 2013. Số vốn mà công ty chiếm dụng trong 6 tháng đầu năm 2014 là khá cao và tăng 249.381.485 đồng tương đương 5,01% so với năm 2013.

- Số vòng quay khoản phải thu khách hàng của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 tương đối nhỏ, chứng tỏ công ty thu hồi tiền hàng không kịp thời và bị chiếm dụng vốn. Cụ thể: năm 2013 tăng 0,79 vòng tương đương

7,63% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 0,91 vòng tương đương 8,16% so với năm 2013 là do nợ phải thu người mua bình quân năm 2014 giảm 380.196.515 đồng tương đương 10,14% so với năm 2013. Số vòng quay khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy công ty đang

tranh thủ thu hồi nợđể có vốn kinh doanh và trả nợngười bán.

- Thời gian thu hồi tiền hàng của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014

tương đối dài, tốc độ thu hồi tiền hàng còn chậm. Cụ thể: năm 2013 giảm 1 ngày tương đương 5,88% so với năm 2012, năm 2014 giảm 1 ngày tương đương 6,25% so với năm 2013.

Nhìn chung các chỉ tiêu thanh toán của nợ phải thu khách hàng biến động

qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 cho thấy tình hình công nợ phải thu khách hàng của công ty là mối lo ngại hàng đầu. Mặc dù số vốn mà công ty bị

chiếm dụng nhỏ hơn số vốn của công ty đi chiếm dụng nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.

68

4.4.3 Phân tích nợ phải trảngười bán

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu thanh toán của nợ phải trảngười bán giai đoạn 2011-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

STĐ % STĐ %

1 Nợ phải trảngười bán Đồng 16.330.413.595 11.326.121.949 9.741.464.271 (5.004.291.646) (30,64) (1.584.657.678) (13,99) 2 Nợ phải thu khách hàng Đồng 6.933.970.500 7.730.317.024 6.859.122.038 796.346.524 11,48 (871.194.986) (11,27) 3 Giá vốn hàng bán Đồng 40.092.309.392 69.450.718.983 70.347.107.818 29.358.409.591 73,23 896.388.835 1,29 4 Nợ phải trảngười bán bình quân Đồng 16.099.005.578 13.828.267.772 10.533.793.110 (2.270.737.806) (14,10) (3.294.474.662) (23,82)

5 Thời gian kỳ nghiên cứu Ngày 360 360 360 0 0 0 0

6 Hệ số giữa nợ phải trả so với nợ

phải thu (1/2) Lần 2,36 1,47 1,42 (0,89) (37,71) (0,05) (3,40)

7 Số vòng quay khoản phải trả

người bán (3/4) Vòng 2,49 5,02 6,68 2,53 101,61 1,66 33,07

8 Thời gian thanh toán tiền hàng

(5/7) Ngày 145 72 54 (73) (50,34) (18) (25)

69 Qua số liệu trên ta thấy:

- Hệ số giữa nợ phải trả so với nợ phải thu giai đoạn 2011-2013 đều lớn

hơn 1 chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nhưng hệ số này có chiều hướng đi xuống từnăm 2011 đến năm 2013, cụ thể: năm 2012 giảm 0,89 lần tương đương 37,71% so với

năm 2011 và năm 2013 giảm 0,05 lần tương đương 3,4% so với năm 2012, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho thấy công ty đang tranh thủ thanh toán nợ cho người bán. Nhìn chung công ty chiếm dụng vốn cũng là biểu hiện của việc kinh doanh không hiệu quả, nếu chiếm dụng vốn nhiều và lâu trong thời gian dài sẽảnh hưởng đến uy tín của công ty.

- Số vòng quay khoản phải trả người bán cho biết mức độ hợp lý của số dư của khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ, trong 3

năm 2011, 2012, 2013 vòng quay nợ phải trả người bán nhỏ, chứng tỏ công ty thanh toán tiền hàng không kịp thời và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Cụ

thểđến cuối tháng 12 năm 2013 công ty đang nợ công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nho Vàng số tiền 1.688.325.426 đồng. Nợ phải trả người bán tuy có giảm nhưng công ty nên tranh thủ thanh toán tiền hàng cho những nhà cung cấp mà công ty có số nợ lớn và nợ lâu trước, nếu không sẽảnh hưởng đến việc hợp tác giao dịch, cung ứng hàng trong tương lai và khi nợ đến hạn trả cùng một lúc quá nhiều thì công ty sẽ khó khăn trong việc huy động vốn để trả nợ. Số vòng quay nợ phải trả người bán đều tăng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

cũng là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang có cố gắng thanh toán nợ cho nhà

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền, nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán tại công ty tnhh thương mại việt mỹ á (Trang 71)