Khách quan

Một phần của tài liệu ôn thi việt nam lịch sử quốc tế học (Trang 43)

II. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 1.Ba tổ chức cộng sản

a. Khách quan

Ban đầu kế hoạch của Phan Bội Châu là cầu viện Nhật Bản nhưng khi ông đến xin ý kiến Lương Khải Siêu thì đã nhận được lời khuyên là không nên làm vậy.Vì quân Nhật Bản nếu vào được nước rồi thì rất khó đuổi ra được.Tưởng như bảo toàn được đất nước nhưng thực chất khó giữ được nước. Mâu thuẫn Nhật – Pháp chưa có, do đó chính quyền Nhật Bản không có lý do gì giúp đỡ Phan Bội Châu về mặt khí giới. Đối với Nhật Bản không nên trông đợi sự giúp đỡ về mặt quân sự mà trông đợi sự giúp đỡ về mặt ngoại giao ở chổ coi Nhật Bản là nước đầu tiên chứng nhận độc lập Việt Nam khi Việt Nam giải phóng dân tộc thành công. Ông khuyên Phan Bội Châu nên quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân tài hơn là tiến hành bạo động.Khuyên nên viết sách bào để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân. Ông cũng khuyên nên đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập mà trước hết là đến Nhật Bản góp phần tích cực và nâng cao nhận thức, mở mang tầm hiều biết của mình ra bên ngoài. Lương Khải Siêu đã tạo điều kiện cho Phan Bội Châu được gặp các chính khách nười Nhật Bản.

Chủ quan

Thời gian này Kỳ ngoại hầu Cường Để đang bị chính quyền thực dân để ý nên Phan Bội Châu muốn đưa Cường Để sang Nhật để đảm bảo cho sự an toàn của ông.

Trong thời gian này khi quan sát thực trạng của Nhật Bản thì Phan Bội Châu nhận ra được rằng các kế hoạch cứu nước của ông còn rất nhiều sơ hở. Và Phan Bội Châu cũng nhận thấy rằng kiến thức của mình về tình hình trong nước cũng như thế giới vẫn còn rất hạn hẹp.Và sau khi sống 1 thời gian tại Nhật thì ông nhận ra rằng Nhật Bản là nơi rất tốt cho lưu học sinh. Ông cũng thấy được rằng bạo động không phải là con

đường cứu nước duy nhất. Muốn giải phóng được dân tộc thì cần phải tổ chức giáo dục tuyên truyền về nhận thức cho nhân dân, đồng thời cũng cần phải có sự ủng hộ của các nước khác.

Diễn biến phong trào

Giữa 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo 1 số tác phẩm” Việt Nam vong quốc sử” đã được xuất bản tại Nhật Bản về nước. Ông nhận thấy cần có 1 lần về nước để giải thích cho các đồng chí trong “Duy Tân hội” hiểu về sự thay đổi cách làm thay đổi mục đích trước khi xuất dương.

8/1905, Phan Bội Châu về đến Hà Tĩnh đã tổ chức ngay cuộc họp với các đồng chí của mình để bàn bạc 1 kế hoạch hoạt động mới cho Duy Tân hội:

+ Nhanh chóng đưa Cường Để ra nước ngoài

+ Phân công cụ thể cho các đồng chí thành lập ngay các tổ chức như hội nông hội buôn, hội học. Tập trung lực lượng, đưa nhân dân vào các tổ chức.

Nhanh chóng lựa chọn những thanh niên ham học, có khả năng chịu đựng gian khổ, càng trẻ càng tốt để đưa họ ra nước ngoài học tập.

10/1905, Phan Bội Châu quay lại Nhật Bản, mang theo 3 thanh niên: Nguyễn Thúc Canh, Nguyễn Điền và Lê Khiết. Đó là thời điểm mở đầu phong trào Đông Du và bắt đầu 1 chặng đường hoạt động sôi nỗi tiếp theo của Phan Bội Châu và các đồng chí trong “ Duy Tân hội”.

1905-1907: nhiều tài liệu sách báo cổ động tuyên truyền lòng yêu nước và vân động đi học nước ngoài do Phan Bội Châu và các đồng chí xuất bản ở Nhật Bản được đưa về nước. Theo con đường là: bí mật đem từ Nhật Bản qua Trung Quốc về Việt Nam. Gửi qua đường bưu điện.Thông qua đường thủy người đi từ Nhật Bản- Hương Cảng- Việt Nam.

Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh.

“Việt Nam quốc sử”,” Hải ngoại huyết thư”, “ khuyến quốc dân tư trợ du học văn”. Vạch trần tội ác của thực dân Pháp, chỉ ra thực trạng suy sút của dân trí, dân khí người Việt Nam, thôi thúc học tỉnh ngộ, ra sức vận động mọi người quyên góp kinh phí và tham gia phong trào Đông Du.Đánh thức được 1 bộ phận trí thức quan lại lúc đó, thúc tỉnh thanh niên Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, nhiều người ủng hộ kinh phí, gửi con em đi học.

Các lưu học sinh Việt Nam khi sang Nhật được cho vào học tại trường Chấn Võ hoặc trường Đồng văn tư viện. Tại các trường này, những học sinh Việt Nam ngoài việc học tiếng Nhật thì học được học về các kiến thức quân sự và kiến thức phong trào.

Cuối 1906, Phan Bội Châu theo đường Lạng Sơn về nước lần 2, đến gặp Hoàng Hoa Thám. Hoàng Hoa Thám đồng ý gia nhập Duy Tân hội, Hoàng Hoa Thám đồng ý khi cần nghĩa quân Yên Thế có thể giúp vũ khí.

Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã lập ra Hội Việt Nam Công Hiến (tháng 10/1907) có chương trình riêng để dễ dàng trong việc quản lý các lưu học sinh.

Phan Bội Châu cho họp bàn các đồng chí ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ để phân công nhiệm vụ, chia làm 2 phái- Phái “ hòa bình” chuyên lo diễn thuyết tuyên truyền, mở các hội tổ chức.Phái “kịch liệt” lo vận động quân đội chống Pháp.

Phong trào Đông Du cũng đã và đang lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam; và việc học tập của lưu học sinh ở Nhật cũng đã ổn định và đang phát triển thuận lợi.

Phong trào tan rã

Trong giai đoạn 1907-1909 ở Việt Nam xảy ra nhiều sự kiện không tốt khiến cho phong trào Đông Du gặp nhiều bất lợi.

• 3/1908, phong trào “ cự sưu thất thuế ” nổi lên ở Trung Kỳ nhưng bị Pháp đàn áp và rất nhiều nhười trong Duy Tân hội bị bắt, trong đó có Nguyễn Hàm. Vào thời gian này, Pháp phát hiện được thư từ, tiền bạc ủng hộ từ phía phụ huynh Việt Nam nên cho người vây bắt, chúng bắt những phụ huynh này kêu gọi con mình về nước.

• Cùng lúc này ở Nam Kỳ, Trần Chánh Chiếu cho đăng những bài báo có tư tưởng chống thực dân Pháp, điều này đã khiến cho những người cộng sự của ông gặp nguy hiểm. • Ngày 27/6/1908, xảy ra vụ Hà Thành đầu độc do Hoàng Hoa Thám và Phan Bội Châu khới

xướng, khiến cho 13 binh lính và đầu bếp người Việt bị bắt

Sự kiện quan trọng nhất khiến cho phong trào Đông Du thất bại là việc Pháp-Nhật ký hiệp ước thừa nhận địa vị thực dân của nhau. Pháp thỏa thuận rằng sẽ để cho Nhật tự do vào Việt Nam buôn bán, đổi lại Nhật phải đuổi những nhà cách mạng và các lưu học sinh Việt Nam ra khỏi Nhật.

Cuối 1908, Nhật thẳng tay đàn áp phong trào Đông Du, 1 bộ phận về nước, 1 bộ phận bị bắt bỏ từ đày. Đã gây tâm lý hoang mang cho người nhà của các lưu học sinh tại Nhật

10/1908, phong trào Đông Du tan rã hoàn toàn. Và đến tháng 3/1909, Cường Để và Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật.

Kết quả

Phong trào đã tạo nên một phương hướng đấu tranh mới, đó là ngoài sử dụng lực lượng vũ trang để tổ chức bạo động, ta còn có thể kết hợp các yêu tố chính trị, ngoại giao và giáo dục lại với nhau.

Những tài liệu, nội dung của Duy Tân hội đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, khơi gợi ở nhân dân ta ý thức đối với kẻ thù, ý thức của nhân dân được nâng lên.

Qua phong trào ta đã đào tạo được một số cán bộ cách mạng với kiến thức sâu rộng, giúp tạo mối liên hệ cho cách mạng Việt Nam với các cuộc cách mạng của khu vực và thế giới.

Đánh giá 1. Hạn chế

Sai lầm lớn nhất đưa đến thất bại trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu là ông không thấy được tham vọng và bản chất đế quốc của Nhật Bản. Do quá tin vào Nhật Bản, sự giúp đỡ của Nhật, người “anh cả da vàng ”, để cuối cùng ông nhận ra đã là đế quốc thì dù da vàng hay da trắng cũng một duộc như nhau, đều có cùng một bản chất là sẵn sàng thỏa hiệp với nhau để đàn áp phong trào cách mạng nhân dân các nước thuộc địa.

Trong quá trình thực hiện, Phan Bội Châu và các đồng chí trong Hội cũng mắc những sai lầm: chỉ chú ý vận động tầng lớp trên trong xã hội, không thấy quần chúng nhân dân mới là động lực cách mạng; hội Duy Tân với việc tổ chức chưa chặt chẽ, thiếu quy định trong việc tuyển chọn thanh niên du học, tạo ra sơ hở cho Pháp phát hiện và đàn áp phong trào.

Tích cực

Mặc dù phong trào Đông Du tan vỡ đánh dấu con đường cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu thất bại, nhưng những tác động của nó đã đem lại bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam; tác động trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tạo nền tảng cho những thay đổi của nước ta đầu thế kỷ XX; góp phần đào tạo đội ngũ trí thức sẵn sàng tiếp nhận con đường cách mạng vô sản; là mốc đánh dấu quan hệ hữu nghị với Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cho đến nay phong trào Đông Du vẫn giữ nguyên giá trị tham khảo trong sự nghiệp phát triển đất nước.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Một phần của tài liệu ôn thi việt nam lịch sử quốc tế học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w