II. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 1.Ba tổ chức cộng sản
2. Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhận được tin ở Đông Dương có nhiều tổ chức cộng sản, ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản đã gửi chỉ thị cho nhóm cộng sản Việt Nam nói rõ ở Đông Dương cần có một Đảng Cộng sản duy nhất. Nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu của Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng bàn việc hợp nhất.
Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, với sự tham gia của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng Sản Đảng và hai đại biểu nước ngoài. Tổng số đảng viên của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng cho tới hội nghị hợp nhất là 565 đồng chí.
Gồm có 7 thành viên là NAQ, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu,Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn
Hội nghị nhất trí với đề xuất của Nguyễn Ái Quốc hợp nhất tổ chức các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đó là cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Nội dung chủ yếu của các văn kiện trên là:
•Cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng”… và “thổ địa cách mạng”… để đi tới xã hội cộng sản.
•Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. •Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh.
•Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng Việt Nam chia cho dân nghèo.
•Tổ chức quân đội công nông.
•“Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng ra trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập hiến,..) thì phải đánh đổ… Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp, trong khi
tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thê giới, nhất là vô sản giai câp Pháp”
•“Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được dân chúng”.
Văn kiện Hội nghị thành lập Đảng đã phát triển thêm một số luận điểm quan trọng của tác phẩm Đường Cách Mệnh.
Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng
1. Là người tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: tháng 7/1920 Người đọc bản sơ khảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo
của Đảng Cộng Sản Pháp, từ đó Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc bị áp bức và người lao động trên thế giới chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản .
2. Là người đã thành lập nên “Tâm tâm xã”, sau là “Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” mà sau này là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
3. Là người triệu tập hội nghị thành lập ĐCSVN từ sự hợp nhất 3 tổ chức cộng sản với tư cách là đặc phái viên của Quốc Tế Cộng Sản.
4. Là người chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho ĐCSVN: Nguyễn Ái Quốc là người thông qua Chính Cương vắn tắt và Sách Lược vắn tắt của ĐCSVN; soạn Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng. Là kim chỉ nam của Đảng Cộng Sản VN sau này
5. Hồ Chí Minh đã xây dựng được một đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình. Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc” .
Viết các bài báo tố cáo chế độ thực dân (Bản án chế độ thực dân pháp,...) và tác phẩm “Đường Kách
Mệnh” thức tỉnh thanh niên về con đường cứu nước.
Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin làm tiền đề cho tư tưởng cách mạng cộng sản, con đường giải phóng dân tộc.
4.Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm
Là đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam theo một đường lối chính trị đúng đắn, đẫn đến sự thống nhất về tư tưởng và hành động của phong trào cách mạng cả nước, tạo nên truyền thống đoàn kết của Đảng và dân tộc từ đó về sau.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở dẫn đến những lịch sử dân tộc trong những năm sau.
Đánh gía về sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau này Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết:
“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
b. Quá trình vận động thành lập Đảng cho Đảng ta một số kinh nghiệm
•Độc lập tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường, tổng kết thực tiễn, kết hợp tinh hoa của nhân loại với tinh hoa của dân tộc là những yếu tố giúp Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước đúng đắn, đặt tiền lệ cho truyền thống độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng về sau.
•Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Leenin không chỉ với phong trào công nhân mà với cả toàn bộ phong trào yêu nước, là sản phẩm của sự thông nhất lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, phù hợp với đặc điểm xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam.
•Sự đoàn kết thống nhất của đội tiên phong cách mạng tức Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự đoàn kết thống nhất phong trào cách mạng cả nước. Sự thống nhất cao ở Hội nghị 3-2 là do uy tín và năng lực tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, dựa trên cơ sở các tổ chức cộng sản đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hợp nhất đặt lợi ích chung của cách mạng và của đất nước lên trên hết.
Tài liệu tham khảo:
- Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Đinh Xuân Lâm ( chủ biên – 2000), Nxb. Giáo dục Hà Nội - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội
- Ngoài ra nhóm còn tìm kiếm các hình ảnh trên internet
Trả lởi câu hỏi của Nhóm:
Câu 1: tại sao trong hội nghị hợp nhất đảng chỉ có mặt Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam CỘng Sản Đảng cho tới tháng 2 năm 1930 Đông Dương cộng Sản Liên Đoàn mới gia nhập Đảng?
Trả lời:
Tại vì:Tổ chức hội nghị hợp nhất ba đảng Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư mời đến ba tổ chức đảng. nhưng trên đường đi Trung Quốc để dự hội nghị thì ngày 31 tháng 12 năm 1929 những đại biểu ưu tú của Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn bị quân pháp phát hiện và bị bắt tại Hà Tĩnh, do đó đảng này không kịp cử đại biểu đến dự hội nghị. Nên khi hội nghị hợp nhất đảng diễn ra chỉ có hai đảng, cho tới ngày 21 tháng 2 năm 1930 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn mới gia nhập đảng.
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn-> cách mạng Vô sản
- Chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng, lực lượng, cơ sở lý luận…để thành lập đảng. thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh Niên tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam.
- Bằng Uy tín của người đứng ra chủ trì và hợp nhất đảng, và bằng Uy tín củ mình Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp đảng và nhân dân tin và đi theo chủ nghĩa Mác lênNin
- Phê phán sự hoạt động riêng rẽ của các tổ chức đảng
- Người đã soạn thảo ra chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt đó là cương lĩnh chính trị của đảng. và cương lĩnh là kim chỉ nam cho cách mạng ta và nó có giá trị trường tồn cho đến ngày nay.
Là đặt phái viên của Quốc tế cộng sản về thống nhất đảng-> đưa cách mạng nước ta gắn với cách mạng vô sản thế giới.
CHỦ ĐỀ 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
Tiểu sử Phan Bội Châu
Quê hương, gia đình và thời niên thiếu
Phan Bội Châu – hiệu là Sào Nam – lúc nhỏ tên là Phan Văn San sinh ngày 29-12-1867 ở quê ngoại là làng Sa Nam nay là xã Nam Diên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đến năm 3 tuổi, nhà dời về quê nội thuộc làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn
tỉnh Nghệ An, cách làng Sen quê Bác không xa.
Quê hương của Phan Bội Châu là nơi nhân dân có truyền thống cần cù lao động, kiên cường bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử, cũng là quê hương của những điệu ví, dặm thiết tha yêu quê hương, đất nước.
Gia đình Phan Văn San đã mấy đời lấy nghề dạy học chữ Nho để kiếm sống, nên đời sống có phần khó khăn.Thân phụ của Phan Văn San là ông Phan Văn Phổ - một thầy đồ hay chữ; thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nhàn – người mẹ hiền thục, chịu khó, chịu thương.Cả hai đều quan tâm đến việc học hành, nuôi dạy các con.
Từ nhỏ, Phan Văn San đã nổi tiếng thông minh và chăm học. Mới 4 tuổi Phan Văn San đã thuộc lòng nhiều bài thơ chữ Hán trong Kinh Thi do mẹ truyền miệng. Lên 5 tuổi đã học xong sách Tam tự kinh.Năm lên 7 tuổi đã đọc thông kinh truyện.Lúc 8 tuổi đã biết viết những bài văn ngắn và mấy lần đi thi hạch ở làng, ở phủ, huyện đều đỗ đầu.
Phan Văn San là người con chí hiếu. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo.Phan Văn San đã sớm biết chia xẻ cùng cha mẹ.Năm 1894 thân mẫu qua đời, cha già, bệnh tật, hai đứa em còn nhỏ dại, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu.Phan Văn San phải đi kiếm sống bằng nghề dạy học.Số tiền ít ỏi có được, dùng để nuôi gia đình và giúp các nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương.
Là người sớm có tinh thần yêu nước, chống Pháp. Mới 9 tuổi nghe tin ở Nghệ An, Hà Tĩnh khởi nghĩa chống Pháp, Phan Văn San đã tụ tập các bạn nhỏ lấy ống tre làm súng, hạt vải làm đạn chơi trò đánh Tây.
Sự nghiệp
Thời kì trước 1900.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, Phan Bội Châu vừa làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừa đọc thêm sách, báo như: Thiên hạ đại thế luân của Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… các loại “tân thư”, “tân báo” từ Trung Quốc truyền sang và còn ngấm ngầm nghiên cứu các binh thư, binh pháp thời xưa.
Thời gian này thực dân Pháp đẩy mạnh việc hoàn thành xâm lược nước ta: Pháp đánh chiếm Bắc Kì. Phan Văn San lòng tràn đầy máu nóng, hăm hở muốn ra quân, ông viết bài hịch “Bình Tây thu Bắc” kêu gọi mọi người tiêu diệt giặc Pháp lấy lại đất Bắc.
Năm Phan Văn San 18 tuổi (1885) cuộc phản công ở kinh thành Huế thất thủ, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, thân hào Nghệ Tĩnh nổi lên khắp nơi. Phan Văn San tổ chức đội “thí sinh quân” gồm 60 người để ứng nghĩa nhưng chưa kịp hành động đã bị tan rã do Pháp tràn tới và tảo thanh. Cùng với những hoạt động trên Phan Văn San đã mở rộng giao du, tìm người đồng tâm, đồng chí, bí mật liên lạc với các thủ lĩnh Cần Vương. Người đã sớm gây được ảnh hưởng, chiếm được lòng tin của tầng lớp sĩ phu và cả đông đảo quần chúng nhân dân.
Thời kì từ 1900 – 1925.
Phan Văn San thi suốt 10 năm không đỗ, đến khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).
Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án Năm 1900 Phan Văn San từ Huế về Nghệ An lấy tên mới là Phan Bội Châu dự kì thi hương và đã đổ thủ khoa trường Nghệ. Cùng năm này, thân phụ Người qua đời. Các em vừa khôn lớn, Phan Bội Châu hăng hái dấn mình trên con đường hiến thân cho độc lập dân tộc.
Năm 1901 Phan Bội Châu chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng.
Theo Phan Bội Châu phải dùng vũ lực giành lại độc lập rồi mới nói đến dân chủ, đến việc làm cho dân giàu nước mạnh. Con đường cứu nước mà Phan Bội Châu lựa chọn là con đường bạo động, đấu tranh vũ trang.
Ngày 14-7-1901 nhân ngày lễ chính trung, Phan Bội Châu chủ trương đánh úp thành Nghệ An nhưng bị lộ.Từ đó Phan Bội Châu từ giã quê hương ra Bắc, vào Nam đi tìm đồng chí. Phan Bội Châu mượn cớ đi xem khánh thành cầu Long Biên để lên căn cứ địa Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám – Người lãnh đạo phong trào nông dân Yên Thế. Phan Bội Châu còn lấy cớ vào Huế học Quốc tử giám để vào miền Trung rồi vào tận Nam Kỳ tìm những chiến sĩ Cần Vương còn sót lại.
Năm 1904 Phan Bội Châu mở hội nghị toàn quốc để thành lập hội kín, sau đổi là Duy Tân hội, do Kỳ ngoại hầu Cường Để - cháu hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) đứng đầu. Tham gia vào hội còn có cô Nguyễn Thị Thanh – chị ruột Bác Hồ.
Đầu năm 1905 theo kế hoạch của Hội Duy tân, Phan Bội Châu đã xuất dương sang Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ để đánh Pháp.Vì theo cụ, Nhật Bản với ta là nước “đồng văn” “đồng chủng”. Nhật lại vừa chiến thắng Nga hoàng trong chiến tranh 1904 – 1905, tiếng tăm lừng lẫy.Được Nhật nhận lời giúp du học sinh Việt Nam học tập, Phan Bội Châu về nước đã xốc lên một phong trào Đông Du hết sức sôi nổi (1905 – 1908). Thông qua sách báo, thơ văn cụ đã vận động được gần 200 lưu học sinh Việt Nam sang Nhật rồi kêu gọi đồng bào ủng hộ lưu học sinh và đánh đuổi thực dân Pháp.
Do ảnh hưởng của Phan Bội Châu và Duy tân hội cùng với sự nở rộ của phong trào Đông du, Việt Nam đã có trường Đông kinh nghĩa thục. Nhiều thương hội, học hội được tổ chức ở các tỉnh.Pháp tìm mọi cách để đối phó.
Tháng 3-1909, Pháp – Nhật câu kết với nhau, tổ chức Đông du bị giải tán, Phan Bội Châu bị chính phủ Nhật trục xuất phải ẩn náu tại Trung Quốc.
Tháng 10-1910, Phan Bội Châu sang Xiêm lập trại cày ở Bạn Thầm.