III. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đờ
2. Bối cảnh Việt Nam – Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước
a, Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
+ Về chính trị, thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
+ Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường bộ, đường thủy, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm.
+ Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
- Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
+ Xã hội Việt Nam xuất hiện 5 giai cấp là: công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và địa chủ. + Xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân pháp xâm lược.
b, Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước.
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cả nước đã vùng đứng lên chống Pháp.
Chúng vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này tắt thì phong trào khác bùng lên, đúng như lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896):
Vua Hàm Nghi (1872 – 1943)
+ Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.
năm 1896 mới kết thúc.
- Thất bại của phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của người nông dân VN là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã 4 lần dung lực lượng lớn tấn công Yên Thế, nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại. Sau khi Hoàng Hoa Thám hi sinh (10/3/1913) thì khởi nghĩa Yên Thế kết thúc, kéo dài 30 năm (1883-1913).
Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913)
b, Phong trào yêu nước theo hệ tư sản
Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua sách báo của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, gương Duy Tân ở Nhật Bản, cuộc vận động Hiến pháp của Trung Quốc (1898), cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
Phan Bội Châu
-1904, lập Duy Tân hội
-1912, lập ra Việt Nam Quang phục hội, từ bỏ trường quân chủ lập hiến, chuyển sang lập trường dân chủ tư sản với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
-1924, ông quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam quốc dân đảng, vạch đường lối chính trị phỏng theo cương lĩnh Trung Hoa Quốc dân đảng của Tôn Dật Tiên.
è Hạn chế lớn của ông: chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Trần Dân Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”
Phan Chu Trinh
của thực dân Pháp. Ông chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
èHạn chế lớn của ông: đường lối cải lương phản đối bạo động và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến. Trần Dân Tiên nhận xét đó làm 1 sai lầm chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”
Kết luận: Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã nói lên 1 sự thật:
con đường dân chủ tư sản cũng ko cứu được nước. Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trò đó với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân.
I.Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước