a, Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước
Đây là mối quan hệ rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và là quan hệ phát sinh sớm nhất đối với một doanh nghiệp bắt đầu ra nhập thị trường, thạm gia vào hợt động sản xuất kinh doanh. Do đó, củng cố được mối quan hệ này là điều kiện tiên quyết và cũng là yêu cầu cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Để củng cố mối quan hệ này doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo nộp thuế đầy đủ và đúng kỳ hạn. tiến hành hạch toán chính xác các khoản phải nộp nhà nước và tránh không để ứ đọng các khoản phải nộp nhà nước.
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào
sự tăng trường GDP và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cải thiện mức sống người lao động….
b, Tăng cường mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường tài chính
Thị trường tài chính có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, tương hỗ nhau trong quá trình phát triển. Thị trường tài chính có thể là nơi bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư của mình. Vì vậy duy trì và củng cố mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và tận dụng được mối quan hệ này là doanh nghiệp đã có thể tiếp cận được với nhũng cơ hội vô cùng hữu ích cho sự phát triển của mình.
Doanh nghiệp phải tạo lập được tiềm năng tài chính vững mạnh thông qua các biện pháp giảm thiểu các khoản nợ tồn đọng, đổi mới cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ban hành các quyết định đầu tư tài chính hợp lý thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá biến động của thị trường tài chính cũng như tình hình tài chính của Công ty.
Cán bộ quản lý tài chính cần tính toán, cân nhắc cơ cấu vốn cho thật hợp lý, nghiên cứu kỹ lưỡng xem nên vay từ nguồn nào để chi phí thấp nhất, thuận lợi cho hoạt động của Công ty? Đầu tư vào lĩnh vực nào? Khi nào thì hiệu quả nhất?...
Nắm bắt kịp thời các thời cơ, cơ hội và tranh thủ các mối quan hệ tài chính để hoạt động đầu tư tài chính thực sự có hiệu quả.
c. Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả doanh nghiệp cần thiết lập rất nhiều mối quan hệ với nhiếu chủ thể khác nhau, nhiều thị trường khác nhau. Mỗi chủ thể, mỗi thị trường lại đem lại cho doanh nghiệp những cơ
hội và thách thức khác nhau, nếu củng cố và phát triển tốt các mối quan hệ này thì doanh nghiệp có thể tận dụng được các thời cơ để biến thành sức mạnh và hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra.
Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm hay thị trường hàng hóa, doanh nghiệp cần tập trung vào khâu bán hàng và thu tiền từ người mua để có thể hạn chế được tình trạng số phải thu khách hàng gia tăng những năm vừa qua. Bên cạnh đó cần tạo lập được niềm tin tren thị trường hàng hóa và tranh thủ mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tìm kiếm thêm các bạn hàng và đối tác mới.
Đối với thị trường thông tin doanh nghiệp củng cố và mở rộng mạng lưới thông tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với môi trường bên ngoài để có thể cập nhật những thông tin quan trọng và cần thiết cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp. ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quan tâm và củng cố các mối quan hệ với các thị trường khác như thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường bất động sản…để có thể tận dụng được những thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và dự báo chính xác được những biến động có thể xảy ra để có những biện pháp khắc phục kịp thời.