2.4.2.1. Những điểm yếu a, Các khoản phải thu
Chính sách bán hàng và thu tiền của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, dẫn đến chậm thu hồi các khoản khoản phải thu và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng từ 5.994.713.537 đồng năm 2011 lên 7.677.509.867 đồng năm 2012 làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản phải thu phát sinh chủ yếu là phải thu khách hàng.
b, Các khoản phải trả
Các khoản này cũng gây áp lực lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản phải trả của doanh nghiệp năm 2012 đã tăng lên so với năm 2011 từ 11.1015.389 đồng lên 13.012.246.531 đồng chủ yếu là các khoản vay và nợ ngắn hạn, đây là các khoản doanh nghiệp sử dụng đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên lượng tăng này không đáng kể và doanh nghiệp có thể khắc phục được.
Hiệu suất sử dụng vốn của công ty còn hạn chế, tốc độ luân chuyển nguồn vốn còn chậm đã làm cho chi phí hàng hóa của doanh nghiệp tăng nhanh và cao mà chưa kịp được bù đắp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh thu hoạt động kih doanh tăng cao nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn thấp.
2.4.2.2. Những nguyên nhân của điểm yếu
a, Những nguyên nhân từ việc quản lý điều hành lãi xuất
Việc quản lý điều hành lãi xuất của doanh nghiệp còn hạn chế nên dẫn tới tình trạng chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng lên đáng kể và ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc quản lý điều hành lãi suất hạn chế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Lãi xuất là một yếu tố có tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp trong những năm gần đây các lhoanr vay của doanh nghiệp đã không đạt được hiệu quả như mong đợi dẫn đến chi phí của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây nền kinh tế luôn luôn biến động, tỷ lệ lạm phát luôn duy trì ở mức cao, vật tư hàng hóa tăng giá liên tục, doanh nghiệp không kiểm soát được tỉnh hình biến động cũng như không đảm bảo nguồn vốn cho cung ứng đầu vào thì tất yếu dẫn đến gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
b, Những nguyên nhân từ các yếu tố kỹ thuật
Các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Công ty chưa có phương pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính và việc theo dõi sự vận động của các nguồn tài chính chưa thực sự chặt chẽ và chính xác.
Công ty vẫn chưa áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại trong công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp được thực hiện thủ công và qua phần mềm excel là chủ yếu nên công tác hạch toán tốn nhiều thời gian và độ chính xác nhiều khi không được đảm bảo. Việc sử dụng phần mềm kế toán hiện đại sẽ giúp cho việc hạch toán diễn ra dễ dàng và chính xác cũng như bắt kịp được các thay đổi trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng hệ thống thông tin nội mạng và thông tin mở thông qua hệ thống máy tính nối mạng trong doanh nghiệp cũng như nối mạng Internet . Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đã không tận dụng được lợi thế này. Hệ thống máy tính của doanh nghiệp chủ yếu dùng để lưu trũa các thông tin mà doanh nghiệp đang sử dụng, còn những thông tin quan trọng doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức lưu trữ bằng giấy tờ văn bản,hơn nữa doanh nghiệp khồn có hệ thống lưu trũ thông tin bằng máy tính nên việc kiểm tra tình hình tài chính cảu doanh nghiệp vẫn chủ yếu được thực hiện bằng thủ công, vì thế hiệu quả và độ chính xác không cao.
Hiện tại doanh nghiệp chưa có trang Web riêng giới thiệu về doanh nghiệp, mặt hàng kinh doanh, tình hình tài chính….. Đây chính là điều hạn chế các bạn hàng, đối tác mới có thể tiếp cận được với mặt các mặt hàng của doanh nghiệp cũng như thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính và hoạt động của doanh nghiệp là cơ sỏ để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trang web chính là hệ thống thông tin mở cung cấp thông tin cho các tổ chức có nhu cầu.
c, Hạn chế trong trình độ và kinh nghiệm quản lý
Trình độ quản lý của các cán bộ quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu mới, mà thể hiện rõ nhất là công tác quản lý vốn
pháp cụ thể để tăng tốc độ luân chuyển của vốn. Là một doanh nghiệp đã hoạt động chưa lâu nên kinh nghiệm quản lý của cán bộ còn hạn chế. Hơn nữa trong những năm gần đây khoa học và công nghệ cũng phát triển không ngừng, công tác quản lý tài chính cũng ngày càng đổi mới và luôn đặt ra những yêu cầu mới cho doanh nghiệp, do đó đòi hởi trình độ của các nhà quản lý cũng phải đổi mới theo nhu cầu mới.
Tuy nhiên trong doanh nghiệp chỉ có kế toán là người quản lý trực tiếp tài chính và báo cáo kết quả cho giám đôc doanh nghiệp. Hơn nữa kế toán của doanh nghiệp được đào tạo theo mô hình đào tạo cũ nên không tránh khỏi có những khó khăn khi tiếp xúc với các quy định mới cũng như tình hình mới của nền kinh tế hiện tại. Do đó đã gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là công tác hoạch định tài chính của doanh nghiệp đã không đạt hiệu quả như mong muốn.
Kinh nghiệm quản lý tài chính của nhà quản lý doanh nghiệp vần còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là công tác quản lý công tác hạch toán kế toán phát sinh trong kỳ và kiểm soát tình hình tài sản của doanh nghiệp mà không chú trọng đến công tác hoạch định kế hoạch tài chính. Doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến kế hoạch tài chính ngắn hạn mà không có kế hoạch tài chính dài hạn và không chỉ ra những biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính cũng như tạo dựng được một hệ thống tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp thì các nhà quản lý của doanh nghiệp cần được đào tạo và bồi dưỡng thêm về kiến thức quản lý tài chính tổng thể.