Kế toán vốn bằng tiền, NVL Kế toán giá thành, bán hàng Kế toán tiền lương và BHXHThủ quỹ
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về công tác kế toán bán hàng, nhóm mặt hàng thiết bị bảo hộ lao động tại công ty CP Khoa Học Kĩ Thuật Bảo Hộ Lao Động Việt Nam
bảo hộ lao động tại công ty CP Khoa Học Kĩ Thuật Bảo Hộ Lao Động Việt Nam
Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Khoa Học Kĩ Thuật Bảo Hộ Lao Động Việt Nam cùng với những nghiên cứu lý luận. Dựa trên những yêu cầu mà công tác kế toán bán hàng đặt ra em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng thiết bị bảo hộ lao động của công ty như sau:
• Thứ nhất về vận dụng tài khoản
Việc công ty không mở chi tiết tài khoản hàng hóa (TK 156) làm khó theo dõi chi tiết từng mặt hàng bán ra, khó khăn trong việc đối chiếu số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kì với các chứng từ, sổ kế toán có liên quan.
Chính vì thế công ty nên mở sổ các tài khoản chi tiết cho TK 156 để tiện theo dõi giá trị hàng hóa được bán ra chi tiết cho từng nhóm hàng. Nhưng cũng chỉ nên mở chi tiết cho những mặt hàng chính vì đặc thù mặt hàng thiết bị bảo hộ lao động
tình trạng nhiễu tài khoản, dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy công ty nên mở thêm 4 tài khoản cho 4 nhóm mặt hàng chính:
TK 1561 “hàng hóa áo bảo hộ lao động” TK 1562 “hàng hóa mũ bảo hiểm” TK 1563 “hàng hóa găng tay” TK 1564 “hàng hóa chít chân” • Thứ hai về trình tự hạch toán
Yêu cầu kế toán cần tuân thủ trình tự hạch toán kế toán bán hàng thiết bị bảo hộ lao động. Khi chưa phát sinh nghiệp vụ thì kế toán chưa phản ánh nghiệp vụ phát sinh và cũng như không lập chứng từ, hóa đơn… để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, sai sót, gian lận.
Đối với kế toán hàng bán trả lại nghiệp vụ phát sinh ở ví dụ 4. Ngày 20/10/2003 hàng mới về nhập kho, khi đó thủ kho lập phiếu nhập kho (phụ lục 13), căn cứ phiếu nhập kho, biên bản hủy hóa đơn GTGT thì kế toán phản ánh nghiệp vụ ghi tăng hàng hóa nhập kho
Nợ TK 156 Có TK 632
• Thứ ba về hệ thống sổ kế toán
Công ty cần tuân thủ theo quyết định 15/2006 /QĐ- BTC về việc lập chứng từ ghi sổ, hiện công ty lập chứng từ ghi sổ 10 ngày lập 1 lần như vậy là sai sót với quyết định 15/2006/QĐ-BTC, yêu cầu kế toán công ty lập Chứng từ ghi sổ hàng ngày dựa vào các chứng từ kế toán như hóa đơn GTGT, phiếu thu… đã được kiểm tra để lập.
Công ty nên mở thẻ kho (S09- DNN) để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình số lượng thiết bị bảo hộ lao động nhập, xuất và còn trong kho, thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu với chứng từ sổ sách, quản lý số lượng thiết bị bảo hộ lao động trong kho và để đưa ra các quyết định có liên quan như nhập hàng, bán hàng, giảm giá bán…
Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng loại là vô cùng cần thiết với nhà quản trị. Thông tin chính xác sẽ giúp cho nhà quản trị biết được thực trạng lỗ, lãi của từng loại hàng
hóa và từ đó đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ kịp thời, hợp lý. Để phục vụ cho nhu cầu đó và đồng thời phục vụ cho công tác kiểm tra, công ty nên mở chi tiết giá vốn hàng bán đối với từng mặt hàng và bảng tổng hợp chi tiết bán hàng.
• Thứ tư lập dự phòng phải thu khó đòi
Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Để tính toán mức dự phòng khó đòi, công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở nợ thực và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu.
Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xóa khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý.
Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các kế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng, các giấy cam kết để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi.
Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Tính dự phòng nợ phải thu khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu. Số DFPTKĐ lập cho tháng kế hoạch = Tổng doanh thu bán chịu * Tỉ lệ phải thu khó đòi ước tính
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139- dự phòng phải thu khó đòi.
Cách lập được tiến hành như sau: căn cứ bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng.
Nợ TK 642