3.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty:
3.1.1. Những ưu điểm:
• Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam, chiếm thị phần chi phối trong phân khúc sữa đóng hộp trung và thấp cấp, sữa tươi. Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp toàn quốc. Thương hiệu đã được khẳng định và được đánh giá là thương hiệu hàng đầu của Việt Nam.
• Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kể từ năm 2006 (năm mà VNM bắt đầu niêm yết trên HoSE) thấp nhất là 30%/năm có thể thấy VNM xứng đáng khi được đánh giá là cổ phiếu Bluechip trên hai sàn niêm yết. Cơ cấu cổ đông của VNM cũng góp phần củng cố thêm cho nhận định này khi sở hữu của nước ngoài đã gần sát với quy định (tối đa 49%), nhà nước cũng là một cổ đông lớn song không phải là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động. Với tỷ lệ sở hữu của các tổ chức lên đến hơn 65%, có thể thấy cơ cấu cổ đông của VNM không bị phân tán và điều này giúp cho việc định hướng hoạt động của VNM được tập trung và các quyết định sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn. Nhìn chung các cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao cũng là một yếu tố thể hiện sự đánh giá tốt về hoạt động của công ty.
• Hàng loạt các ngành bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới thì lợi nhuận của VNM vẫn tăng trưởng ổn định, thậm chí còn tốt hơn cả những năm trước đó. Điều này có thể lý giải được khi thị trường nội địa đóng góp hơn 90% doanh thu cho công ty nên khi suy thoái kinh tế xảy ra VNM cũng sẽ không bị tác động nhiều như một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu như thủy sản, dệt may, da giày… Thêm vào đó sữa dành cho trẻ em và người già là những mặt hàng luôn được ưu tiên trong nhu cầu tiêu dùng của dân cư, do đó mặc dù giá sữa có sự điều chỉnh mạnh thì sản lượng tiêu thụ liên tục tăng.
• Theo dõi doanh thu của VNM qua các quý, ta thấy rằng hoạt động của công ty có tính phát triển ổn định đi lên. Chú trọng vào sản xuất các sản phẩm từ sữa nên doanh thu hàng quý của công ty không có tính thời vụ, được thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho của công ty. Mỗi khi hàng tồn kho thay đổi khiến cho doanh thu biến động theo thì quý sau dự trữ lại được bổ sung để đảm bảo cho hoạt động luôn được thông suốt. Thêm vào đó mặc dù doanh thu hàng quý có sự biến động tương đối mạnh thì các khoản phải thu của VNM ít khi thay đổi, nó chỉ dao động chiếm khoảng 10%. Kỳ thu tiền bình quân trong những năm gần đây trung bình
khoảng dưới 30 ngày. Đây có thể đánh giá là một điểm tốt trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm khi tiền bán hàng nhanh chóng được thu hồi, hạn chế sự chiếm dụng vốn của khách hàng.
• Chi phí sữa nguyên liệu là nhân tố chính cấu thành nên giá sản phẩm của VNM. Mặc dù giá sữa bột nhập khẩu (chiếm đến 70% nguyên liệu) có những lúc biến động mạnh trên thị trường thế giới song giá vốn hàng bán/doanh thu lại có xu hướng giảm trong những năm qua khiến cho lãi gộp tăng. Nguyên nhân là do công ty ưu tiên phát triển những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như sữa nước, sữa chua. Việc kiểm soát chi phí quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ nhà phân phối giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm xuống điều này khiến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời năm sau tốt hơn năm trước. Tóm lại, lợi nhuận của công ty ngày càng được cải thiện là nhờ việc quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào tốt, chi phí kinh doanh được sử dụng hiệu quả. Trong những năm tới khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, nếu như việc quản lý chi phí đầu vào tốt vẫn được duy trì thì lợi nhuận của công ty có thể sẽ còn lạc quan hơn.
• Lượng tiền mặt của VNM luôn được giữ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động của công ty. Thời gian công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình luôn thấp hơn thời gian công ty chiếm dụng vốn của người bán. Lượng tiền mặt thu về khi bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80% doanh thu bán hàng) điều này giúp cho VNM không gặp phải khó khăn về vấn đề thanh khoản. Một điểm cần lưu ý khác là hoạt động sản xuất kinh doanh vừa mang lại nguồn thu chính vùa mang lại dòng tiền thực dương qua các năm. Hoạt động đầu tư (chủ yếu là mua sắm dây chuyền công nghệ) và hoạt động tài chính không mang lại dòng tiền chính cho VNM.
3.1.2. Những nhược điểm:
• Giá cả sản phẩm của Công ty khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các thương hiệu khác trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân có thể do Công ty chịu tác động của lạm phát làm cho giá vốn hàng bán có biểu hiện tăng chứ không giảm trong 3 năm liền. Dù thị phần lớn, thương hiệu mạnh nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản phẩm của công ty chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác trong nước.
• Cùng với sự kiện có melamine trong sữa khiến cho khách hàng lựa chọn cẩn thận hơn với tất cả các sản phẩm từ sữa. Dù tình hình hiện nay có dịu xuống và Vinamilk là công ty có uy tín nhưng tâm lý khách hàng vẫn còn thấy e ngại khi chọn mua sữa trong nước. Đặc biệt là với những khách hàng có thu nhập cao thì sữa ngoại vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với họ nên đây cũng là thách thức lớn của công ty.
hàng bán), bởi các nguồn cung cấp trong nước chỉ đáp ứng được 25%. Và hiện nay,công ty hiện đang phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh là Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk), là một công ty trong nước đã đầu tư 350 triệu đô vào dự án chăn nuôi 45.000 con bò sữa; trong khi số lượng bò sữa của Công ty tính đến cuối năm 2011 chỉ đạt số lượng 6.721 con.
• Giá sản phẩm tung ra thị trường khó có thể tăng vì chính phủ muốn hạn chế tốc độ gia tăng của lạm phát sẽ hạn chế việc tăng giá bán khiến cho Công ty có thể đối mặt với khó khăn về việc giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tăng vượt qua doanh thu.
• Công ty đang chính thức vận hàng các dự án đầu tư mới và đẩy mạnh mở rộng thị phần cả trong lẫn ngoài nước. Nhưng bà Mai Kiều Liên đang bước tới gần tuổi nghỉ hưu dù bà vẫn tiếp tục dẫn dắt Vinamilk thêm 5 năm nữa và áp lực tìm một người có khả năng kế nhiệm đối với Công ty vẫn còn rất lớn.
• Hàng tồn kho cũng là một vấn nạn mà Công ty đang phải đối mặt. Đây có thể là ưu điểm giúp công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng cũng là nhược điểm chết người đối với Công ty vì nó sẽ làm gia tăng chi phí kho, chi phí bảo quản sản phẩm và sữa cũng là sản phẩm có thời gian sử dụng nên có thể gây bất lợi lớn cho công ty
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty:
• Công ty cần tìm ra các biện pháp quản lý chi phí trong những năm tới. Có thể công ty nên cắt giảm một số chi phí không cần thiết trong quá trình hoạt động tài chính của mình để giảm bớt chi phí.
• Trong vài năm tới, theo thông tin từ các chuyên gia phân tích thì lạm phát đang có chiều hướng giảm nên việc hạn chế tăng giá sữa sẽ không còn là mối lo ngại chính. Nhưng công ty vẫn nên duy trì giá sản phẩm ở mức hợp lý để vửa thỏa mãn yêu cầu khách hàng, vừa giúp công ty thu hồi vốn đã bỏ ra trong quá trình tham gia hoạt động bình ổn giá của nhà nước để giảm lạm phát.
• Công ty cũng đang có dự án nhân rộng đàn bò sữa lên 30.000 con vào năm 2020. Nhưng số lượng này vẫn chưa bằng số lượng mà Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) đầu tư. Cần hợp tác với các khu vực chăn nuôi khác trong nước để mở rộng đàn bò sữa của Công ty. Như vậy Công ty có thể giảm bớt chi phí cho lượng nguyên liệu nhập khẩu mà Công ty vẫn đang bỏ ra suốt thời gian qua.
• Công ty nên tập trung đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn hơn so với tài sản ngắn hạn. Và Công ty cũng cần hạn chế bớt khoản Phải trả người bán. Mặc dù là chiếm dụng vốn của đối tác để nâng cao nguồn vốn của Công ty nhưng cần duy trì ở con số vừa phải.
• Công ty cần có biện pháp cụ thể đối với hàng tồn kho. Vì sữa là sàn phẩm có thời hạn sử dụng, nếu hàng tồn kho quá nhiều mà khách hàng quá ít sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty.
• Cùng với việc đầu tư cho nguồn nguyên liệu, công nghệ, lãnh đạo Vinamilk không nên quên vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty. Vì thế, việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty.
KẾT LUẬN
Qua thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy phân tích tình hình tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu đến lập báo cáo tài chính sát đúng với thực tế.
Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích báo cáo tài chính để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam đã có đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta nói chung và sản phẩm từ sữa nói riêng. Vinamilk là một công ty hoạt động có hiệu quả ngay cả khi tình hình kinh tế xấu, có nhiều biến động.
Một điều khá dễ dàng để nhận thấy là trong cả 3 năm của giai đoạn 2009 – 2011, DN đều duy trì tỉ trọng Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn trong khoảng từ 19% – 25% cho thấy Vinamilk đã và đang theo đuổi chính sách an toàn với hệ số đòn bẩy tài chính luôn ở mức thấp và rủi ro tài chính cũng ở mức thấp, do vậy tính thanh khoản và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty.
Vinamilk không sợ cạnh tranh vì đã có sự chuẩn bị từ lâu. “Định hướng chiến lược hội nhập của chúng tôi là hợp tác với những tập đoàn lớn của thế giới trên nguyên tắc cùng có lợi để cùng khai thác thị trường và thương hiệu”- bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa VN (Vinamilk), khẳng định. Và sự tự tin này hoàn toàn có cơ sở, khi hành trang hội nhập của Vinamilk là một thương hiệu mạnh, công nghệ thiết bị hiện đại đạt trình độ thế giới, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Điều này cũng đã một lần nữa được thẩm định trên thị trường chứng khoán VN, khi giá trị cổ phiếu lên sàn của Vinamilk cao gấp nhiều lần mệnh giá.