Tăng trưởng về đường kính D1.3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cây Keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42)

Xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn người dân trồng rừng bằng giống Keo lai BV10. Đất trồng rừng ởđây chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất, tầng đất dày trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét, kết cấu tốt, tỷ lệđạm trung bình. Trên đất có thảm thực vật che phủ và có tỷ lệ mùn khá cao. Độ dày tầng đất 60 – 120 cm, tơi xốp, độđốc từ 20 – 30 độ, thảm thực vật dưới tán rừng là cỏ, cây bụi, và lớp thảm mục mỏng.

Qua khảo sát thực tế, rừng trồng Keo lai ở Bình Trung sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, mật độ ban đầu trồng khoảng 1800-1900 (cây/ha), sau 8 năm, mật độ còn lại khoảng 1000 - 1200 (cây/ha)

Đề tài đã thiết lập 12 ô tiêu chuẩn cho các tuổi 4, 6, 8, 10 để thu thập số liệu (mỗi tuổi lập 3 OTC ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh). Kết quả tính toán số liệu ở phụ biểu 1 được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính ( D1.3 ) của Keo lai tại Bình Trung

Tuổi OTC N/cây OTC D1.3 (cm) D1.3 min (cm) D1.3 max (cm)

4 1 78 10.98 9.20 13.78 2 81 10.52 6.36 12.8 3 76 10.49 8.6 13.01 TB 78.3 10.66 8.05 13.20 6 1 70 12.37 8.38 15.76 2 67 12.52 10.51 15.29 3 65 12.18 8.89 16.33 TB 67.3 12.35 9.26 15.79 8 1 55 15.31 10.83 21.49 2 57 15.65 10.78 18.49 3 53 15.90 12.39 20.19 TB 55 15.62 11.33 20.06 10 1 46 17.86 14.17 24.39 2 43 17.97 13.25 22.17 3 47 17.74 11.62 22.93 TB 45.33 17.86 13.01 23.16 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy sinh trưởng của Keo lai về đường kính phát triển không đồng đều qua các tuổi. Từ tuổi 4 đến tuổi 6 mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 0.85 cm/năm. Phát triển mạnh nhất là từ tuổi 6 đến tuổi 8 mức

tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 1.64 cm/năm. Lên đến tuổi 10 Keo lai phát triển chậm dần khoảng 0.7 cm/năm.

Trong cùng một tuổi sự chênh lệch về đường kính giữa các cá thể là tương đối lớn, ví dụ như ở tuổi 6 cây có đường kính nhỏ nhất là 8.38 cm, cây có đường kính lớn nhất là 16.33 cm. Điều này có thể giải thích do nhiều nguyên nhân như sự không đồng đều về cây giống khi trồng, ảnh hưởng của yếu tố lập địa, nhưng có sự khác nhau do chưa tiến hành tỉa thưa kịp thời dẫn đến sự phân hoá lớn về đường kính trong lâm phần. Qua đây cho thấy việc tỉa thưa điều chỉnh mật độ, giảm sự phân hoá về đường kính lâm phần là một nội dung cần tiến hành đối với rừng trồng nguyên liệu, nhất là những nơi có thị trường tiêu thụ sản phẩm tỉa thưa thuận lợi như ở Bình Trung.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính ngang ngực của Keo lai ở các độ tuổi khác nhau được thể hiện ở biểu đồ 4.1:

Hình 4.1. Biểu đồ sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo qua các tuổi

Qua biểu đồ 4.1 ta nhận thấy Keo lai phát triển mạnh từ tuổi 6 đến tuổi 8. Từ tuổi 8 đến tuổi 10 thì phát triển chậm dần, không đáng kể. Qua đây bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp lâm sinh giúp cây phát triển tốt và khai khác cây Keo lai khi được tầm 8 năm tuổi, sau đó trồng lại rừng mới.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Tuổi 4 Tuổi 6 Tuổi 8 Tuổi 10

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cây Keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)