Kết quả điều tra, khảo sát thị trường tiêu thụ lâm sản từ rừng trồng sản xuất huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn cho thấy có một sốđặc điểm chung sau đây:
- Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, những nơi thị trường phát triển mạnh là thị trấn Bằng Lũng, khu đông dân cư và dọc đường ,tỉnh lộ. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoài tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ dân dụng...
- Thị trường gỗ nguyên liệu sản xuất ván bao bì và dân dụng không tập trung và thường được các tư thương, các cơ sở chế biến nhỏ thực hiện mua bán chủ yếu ở khu vực thị trấn Bằng Lũng và những nơi gần đường giao thông.
- Diện tích rừng trồng sản xuất phát triển đã kéo theo sự hình thành khá nhiều các cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ xuất hiện ở thị trấn và cả trong các xã. Các cơ sở chế biến lâm sản này đã góp phần giải quyết đầu ra cho RSX, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy trồng rừng – đây là vấn đềđược Nhà nước đặc biệt quan tâm.
- Đối với lâm sản ngoài gỗ, một lượng Trám quả và Tre luồng, thường được các tư thương thu mua tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Thị trường lâm sản ngoài gỗ nhìn chung cũng bình ổn, không sôi động do quy mô sản xuất là không lớn, toàn bộ được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chếđơn giản.
- Trước đây công tác trồng rừng và chế biến lâm sản đều do Xí nghiệp Lâm nghiệp huyện tổ chức chức thực hiện. Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do có nhiều khó khăn nên các xí nghiệp, xưởng chế biến của lâm trường tuy vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chừng, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng.
- Giá gỗ rừng trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cự ly rừng trồng tới nhà máy, hiện nay phần lớn gỗ rừng trồng sau khai thác được Xí nghiệp Lâm nghiệp huyện thu mua và tiêu thụ.
Tóm lại: Thị trường lâm sản của huyện Chợ Đồn rất phong phú và đa dạng, qua đó nó cũng ảnh hưởng tích cực đến người dân trồng cây Keo lai, người dân làm ra sản phẩm không phải mang đi nơi khác tiêu thụ mà có thể bán ngay tại địa bàn.