Diện tích và tỷ lệ phát triển trồng Keo lai tại xã Bình Trung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cây Keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 38)

Ở xã Bình Trung, cây lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã là cây Mỡ với tổng diện tích là 955.34 ha chiếm 90.99%, ngoài ra có một diện tích rất nhỏ cây Quế, Bồ Đề và một số loại cây khác mọc phân tán trên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ không đáng kể. Cây Keo lai mới được đưa vào trồng trong những năm gần đây, tính đến năm 2013 diện tích Keo trên địa bàn xã đã chiếm 84.43 ha chiếm 8.33%. Tới nay khi nhà nước có chính sách khuyến khích trồng rừng. Keo lai được trồng tập trung chủ yếu ở một số thôn trên địa bàn xã như: Thôn Bản Ka, thôn Đơn Liên, thôn Khuổi Đẩy từ chương trình

trồng mới 5 triệu ha rừng, Quyết định 147/2007/QĐ- TTg, Quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

Bảng 4.1. Hiện trạng các loài cây trồng tại xã Bình Trung

Các loài cây trồng Diện tích ( ha) Tỷ lệ (%)

Mỡ 955.34 90.99

Keo lai 87.43 8.33

Các loài khác 7.21 0.67

Tổng 1049.98 100

(Nguồn: báo cáo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện ChợĐồn năm 2013)

4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Keo lai tại địa bàn nghiên cứu a) Yếu tố đất đai dưới tán rừng trồng Keo lai

Qua tổng hợp các biểu mô tả (phụ biểu 2) về đặc điểm của phẫu diện đất dưới tán rừng Keo lai trên địa bàn điều tra, đặc điểm đất đai được thể hiện như sau :

Bảng 4.2. Đặc điểm đất dưới tán rừng trồng Keo lai

Tuổi Độ dày tầng đất (cm) Tỷ lệ đá lẫn (%) Độẩm Màu sắc Độ chặt Tỷ lệ rễ cây (%) Thành phần cơ giới 4 100 10 Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 30 Thịt trung bình 6 100 20 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 35 Thịt trung bình 8 90 10 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 60 Thịt trung bình 10 120 25 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 50 Thịt trung bình (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng trên ta thấy đất dưới tán rừng Keo lai tại vị trí nghiên cứu là đất Feralit đỏ vàng, có tầng đất dày, tỷ lệ lẫn đá ít và vừa (từ 10 đến 25%), đất hơi chặt và rất ẩm, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình. Nhìn chung đất tại khu vực có tính chất rất thuận lợi và phù hợp cho rừng trồng Keo lai.

b) Cơ chế chính sách h tr phát trin rng trng Keo lai ti xã Bình Trung

Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận động theo cơ chế thị trường. Sau đây là tóm lược các nội dung một số chính sách quan trọng đó.

* Chính sách về quản lý rừng

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn quy định: RSX là rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất RSX có độ che phủ từ 0,1% trở lên; RSX được sử dụng chủ yếu để sản xuất gồm rừng trồng và rừng tự nhiên. Văn bản này còn quy định về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ làm giàu RSX là rừng nghèo, trồng RSX gỗ lớn, quý, đặc sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ dân nơi có khó khăn tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cho thuê, đấu thầu đất, miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi cho trồng rừng; giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển nói chung và quy hoạch, kế hoạch phát triển, sử dụng RSX nói riêng.

- Quyết định 08/2001/TTg ngày 11/1/2001: Quyết định này quy định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Trong quyết định này có quy định về đất lâm nghiệp; cấp có thẩm quyền giao và cho thuê đất lâm nghiệp cũng như tổ chức quản lý, kinh doanh, sử dụng RSX là rừng tự nhiên; phân chia xác định ranh giới 3 loài rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

* Chính sách về đất đai

- Luật đất đai (sửa đổi 2003) và các văn bản hướng dẫn quy định: Các tổ chức kinh tế (nông, lâm trường) được thành lập sau năm 2001, toàn bộ diện

tích đất kinh doanh RSX phải chuyển sang chế độ thuê đất. Các lâm trường có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông – lâm nghiệp mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó với hạn mức không quá 30 ha, thời hạn tối đa 50 năm và được xem xét để giao tiếp nếu có nhu cầu. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Các tổ chức (lâm trường quốc doanh) không có quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất. Đất trồng RSX không được sử dụng trong 24 tháng liền sẽ bị thu hồi. Luật cũng quy định cấp có thẩm quyền được quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình.

- Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp quy định: doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao đất thực hiện khoán đất lâm nghiệp, thời hạn giao khoán đối với RSX theo chu kỳ kinh doanh, tiền công khoán theo theo thuận.

* Các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế sử dụng đất

- Quyết định số 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã định hướng từ năm 1998 đến năm 2010, trồng mới 2 triệu ha rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, rừng gỗ quý hiếm. Một số văn bản khác cũng đã có quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ…

- Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhấn mạnh tới việc phát triển các loại cây làm nguyên liệu giấy, ván gỗ nhân tạo (Tre, Keo, Thông, Bạch đàn..) các cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.

* Nhận xét chung về các chính sách

Qua các chính sánh nói trên ta có thể thấy rằng Nhà nước cũng đã rất chú trọng thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất như: chính sách về đất đai, đầu tư và hỗ trợ vốn, chính sách về hưởng lợi, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, thu hút mọi thành phần kinh tế kể cả đầu tư nước ngoài...

- Chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc huy động các hộ gia đình tham gia phát triển trồng RSX. Tuy nhiên, đây cũng lại là một trở ngại cho các nhà đầu tư lớn bởi đất đai bị chia cắt manh mún, khó tập trung.

c) Thị trường tiêu thụ của Keo lai

Thị trường tiêu thụ của Keo lai phát triển tương đối mạnh tại địa phương. Cả huyện có hơn 20 cơ sở chế biến gỗ vừa và nhỏ. Điều này rất có lợi cho bà con yên tâm sản xuất. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình trồng Keo lai không bán trực tiếp cho cơ sở sản xuất mà lại qua thương lái khiến giá thành bị giảm xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm gần đây giá Keo lai đã tăng, từ 300.000/m3 lên tầm 400.000- 500.000/m3, tuy mức tăng chưa đáng kể nhưng ít nhiều cũng khích lệ được bà con trồng Keo lai nhiều hơn.

Ở các khu vực xung quanh huyện Chợ Đồn, gỗ Keo lai có thểđược tiêu thụ ngay tại địa bàn, hoặc bán về các tỉnh như Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội để sử dụng vào nhiều mục đích khác như làm giấy, mặt bàn, đồ gia dụng,...

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cây Keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 38)