Geneva, 20/11/2009. Các chùm hạt một lần nữa đã lại quay tròn trong cỗ máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới, Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) thuộc CERN.
CERN xác nhận sự gia tốc đồng thời lần đầu tiên của hai chùm proton độc lập chạy vòng quanh Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC).
Xảy ra vào trưa 23/11, kết quả trên đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng nữa trong sự khởi động lại của cỗ máy va chạm, thiết bị đã buộc phải đóng cửa hồi 14 tháng trước sau một sự cố rò rỉ helium lỏng.
Chúng ta đang ở vào giai đoạn cuối của chặng đường 20 năm nỗ lực từ phía cộng đồng khoa học quốc tế, theo lời Fabiola Gianotti, nhà vật lí hạt người Italy phụ trách ATLAS, một trong hai detector chính tại LHC. “Đây là sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới khó tưởng tượng ra nổi của vật lí học, cái chúng ta hi vọng sẽ làm thay đổi các sách vở vật lí đã biết”.
Tin tức đưa sau thông cáo báo chí hôm thứ sáu tuần rồi cho biết CERN đã cho quay tròn thành công những chùm proton riêng lẻ trong các vòng tách biệt của đường hầm 27 km của LHC.
Tiến bộ thêm nữa đã đến sau đó vào hôm thứ bảy khi các kĩ sư CERN đã có thể “bắt” các chùm hạt bằng một hệ tần số vô tuyến (RF), nghĩa là các proton đang quay tròn trong những chùm kết hợp thay vì phân tán khắp vòng trữ.
Trong bước đột phá mới hôm thứ hai rồi (23/11), cả hai chùm hạt đã được tăng tốc đồng thời với một chùm quay theo chiều kim đồng hồ, còn chùm kia quay ngược chiều kim đồng hồ.
“Nhờ công sức không mệt mỏi của những kĩ sư của chúng ta, chúng ta đang thu được tiến bộ nhanh hơn cái chúng ta có thể hi vọng hồi thứ bảy tuần qua”, theo lời Archana Sharma, một nhà khoa học tại thí nghiệm Compact Muon Solenoid (CMS), detector chính yếu thứ hai tại LHC.
Sharma phát biểu với physicsworld.com rằng tâm trạng chung tại phòng thí nghiệm vật lí hạt trên sự lạc quan hết sức, nhưng người ta đang tiết kiệm những lời tán dương thật sự cho đến khi có sự va chạm đầu tiên của các chùm hạt.
Những va chạm năng lượng thấp đầu tiên ở mức 1,2 TeV mỗi chùm hạt được trông đợi xảy ra trong vòng hai tuần tới với năng lượng chùm hạt tăng dần lên 3,5 TeV mỗi chùm vào đầu năm sau.
“Tôi dùng vật so sánh là một chiếc xe hơi mới – bạn sẽ không bao giờ dám mơ tới việc tăng tốc chiếc xe mới mua đến công suất cực đại của nó ngay trong lần sử dụng đầu tiên”, theo lời Rolf-Dieter Heuer, tổng giám đốc CERN.
Ông chủ CERN phát biểu trong khi đang tham gia chương trình trực tuyến trong đó ông đã thưởng ngoạn các khán giá bằng cách mô phỏng các đường lái chùm hạt đối song của LHC qua một loại cử chỉ tay chân.
“Chúng ta cần tin tưởng vào cỗ máy trước khi chúng ta có thể bắt đầu mở ra những cánh cửa mới thuộc vật lí học”, ông nói.
Màn hình thể hiện hai chùm hạt ở LHC
CERN, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, là phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới trong ngành vật lí hạt cơ bản. Nó có trụ sở tại Geneva. Hiện nay, các thành viên của nó gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa