Ảnh ngôi sao bội trẻ SR24. (Ảnh: AAAS)
Những chiếc kính thiên văn ngày nay thường mang lại những bức ảnh chụp chi tiết của vũ trụ, và trong quá trình đó giúp hé lộ một số bí ẩn xung quanh sự tồn tại của riêng chúng ta. Nhưng một câu hỏi lớn chưa được trả lời là làm thế nào Trái đất và những hành tinh láng giềng của chúng ta được tạo ra từ đám bụi nguyên thủy bao xung quanh Mặt trời còn non trẻ.
Trong hai thập niên vừa qua, chúng ta đã tiến đến hiểu được rằng những ngôi sao hình thành nên các “đĩa tiền hành tinh” với bán kính có thể đạt tới vài trăm lần khoảng cách trung bình giữa Mặt trời và Trái đất. Các nhà thiên văn vật lí đã nghiên cứu cấu trúc của những cái đĩa ấy ở một vài bước sóng bức xạ, đưa đến một sự hiểu biết thêm nữa về quá trình hình thành sao.
Tuy nhiên, đa số các ngôi sao hình thành theo cặp (và thỉnh thoảng theo những nhóm phức tạp hơn) và các mô phỏng số mang lại những kết quả mâu thuẫn nhau vì tương tác động học phức tạp của hai vật thể vũ trụ học. Kiến thức của chúng ta cũng bị hạn chế bởi sự thiếu những quan sát trực tiếp của những hệ như vậy.
Bức ảnh trên hé lộ một cái nhìn thoáng qua hiếm có của một đĩa tiền hành tinh bội còn trẻ đang quay tròn xung quanh một hệ hai sao nằm cách chúng ta 160 ps trong chòm sao Ophiuchus xung quanh đường xích đạo trời. Để định vị hệ đôi trên, các nhà nghiên cứu đứng đầu là Satoshi Mayama thuộc trường Đại học dành cho Nghiên cứu Cao cấp, Nhật Bản, đã đặt một nhật hoa kế trên Kính thiên văn Subaru ở Hawaii. Điều này cho phép họ lọc trực tiếp ánh sáng từ hệ sao đôi và hé lộ hai đĩa tiền hành tinh riêng lẻ bắt cầu nối bằng một tương tác phức tạp.
Khi Năm Thiên văn quốc tế (IYA2009) sắp kết thúc, những người tổ chức hẳn phải vui mừng trước sự thu hút to lớn hơn 12 tháng qua đối với một lĩnh vực đã khai sinh từ thời Galileo hướng thiết bị thô sơ đầu tiên của ông lên Mặt trăng cách nay 400 năm.