Tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề SINH lý hệ nội TIẾT (Trang 33)

Tuyến sinh dục của giống đực là tinh hoàn và tuyến sinh dục của giống cái là buồng trứng. Đây là các tuyến pha vừa có chức năng sinh lý nội tiết lại vừa có chức năng sinh lý ngoại tiết. Chức năng sinh lý ngoại tiết sản sinh ra tinh trùng và trứng, còn chức năng nội tiết sản sinh ra các hoocmon sinh dục giống đực và giống cái. Buồng trứng và tinh hoàn đều có nguồn gốc phôi thai từ mầm niệu - sinh dục.

6.1. Tuyến sinh dục đực

Các hoocmon sinh dục đực

Các hoocmon này là các hoocmon sinh dục của giống đực được gọi chung là androgen (miền vỏ tuyến trên thận cũng bài tiết ra hoocmon androgen). Các tế bào leydig của dịch hoàn là sản sinh ra hoocmon testosteron. Testosteron bản chất hóa học là thuộc nhóm steroit có 19 cacbon. Ngoài ra còn có một số hoocmon khác như: hoocmon andosteron, hoocmon andostadiol...

Tác dụng sinh lý chủ yếu các hoocmon của giống đực

+ Có chức năng quan trọng biệt hóa giới tính ở thời kỳ còn là bào thai hay ở con vật sơ sinh như loài gặm nhấm (chuột).

+ Duy trì và kích thích sự phát triển cơ quan sinh dục đực và các tuyến sinh dục phụ. + Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát của giống đực như: phát triển mào, cựa và mầu lông ở gà trống, hươu, nai đực thì có sừng. Bò đực có nở vai, cơ bắp phát triển, mọc râu, vỡ tiếng (ở người)…

+ Tham gia vào các quá trình chuyển hóa các chất, tăng đồng hoá làm phát triển cơ thể, sự tăng tổng hợp protein, cân bằng dương về N, tổng hợp glycogen ở cơ, tăng dị hóa lipit…

+ Kích thích thần kinh hưng phấn, gây ra các phản xạ về sinh dục giống đực. - Điều tiết sự bài tiết hoocmon sinh dục giống đực.

+ Do tác dụng điều hòa của hoocmon LH của tuyến yên, hoocmon LH đã có tác dụng là dinh dưỡng cho các tế bào leydig và kích thích các tế bào này bài tiết ra hoocmon testosteron.

+ Các kích thích của ngoại cảnh như: mùi, hình dáng con vật, những thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn... sẽ tác động vào hệ thần kinh, qua vỏ não, xuống vùng dưới đồi kích thích để bài tiết FRF, LRF xuống tuyến yên thúc đẩy tuyến yên bài tiết ra

hoocmon FSH và hoocmon LH theo máu đến kích thích tinh hoàn bài tiết hoocmon testosteron.

6.2. Tuyến sinh dục cái

Các hoocmon sinh dục cái gồm có các hoocmon như: estrogen, progestereon và hoocmon của nhau thai

* Chức năng sinh lý của hoocmon estrogen

- Sơ lược về hoocmon estrogen: do các tế bào hạt trong các mô của bao noãn bài tiết ra và được chứa trong xoang của bao noãn. Estrogen gồm có ba loại estradiol, estriol và estron (gọi là folliculin) tác dụng mạnh nhất là estradiol. Một lượng nhỏ của các hoocmon này cũng còn được bài tiết ra từ các tế bào thể vàng nhau thai. Hàm lượng của các hoocmon này ở trong máu phụ thuộc vào các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ thai nghén ở người

- Tác dụng sinh lý chủ yếu của hoocmon estrogen

+ Tác dụng chính: gây ra hiện tượng động dục (do hưng phấn vỏ não) phát triển của cơ quan sinh dục và các đặc tính sinh dục thứ cấp ở động vật cái và phụ nữ. Bắt đầu ở tuổi dậy thì hoocmon estrogen có tác dụng là thúc đẩy trứng phát triển, thành thục, chín và rụng trứng.

+ Làm tăng sinh các tế bào niêm mạc ở âm đạo, tăng sinh tế bào tử cung và ống dẫn trứng. Lý do chính là tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein qua cơ chế hocmon - gen.

+ Làm cho hệ thống ống dẫn của tuyến vú phát triển.

+ Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ như: (khung xương nhỏ, tuyến vú phát triển...).

+ Với cơ trơn của tử cung: làm tăng điện thế tế bào của cơ trơn, tăng tổng hợp protein trong co cơ, nên trong thời kỳ động dục ống dẫn trứng tăng cường các nhu động để tạo điều kiện cho tinh trùng di động nhanh hơn...

+ Tăng sự tổng hợp protein và lipit.

+ Kích thích tuyến yên bài tiết ra hoocmon LH và hoocmon prolactin... * Chức năng sinh lý của hoocmon progesteron

- Sơ lược về hoocmon progesteron (hoocmon thể vàng). Sau khi trứng chín và rụng ra khỏi nang, tại đó các mạch máu và tế bào sắc tố thể vàng đã phát triển thành thể vàng (hoàng thể). Thể vàng sẽ bài tiết ra hoocmon progesteron là một steroit có 21 cacbon.

Nếu trứng được thụ tinh động vật đã có chửa, thì thể vàng phát triển và tồn tại gần hết trong thời gian có chửa. Nếu động vật mà không có chửa thì thể vàng sẽ bị teo dần và thoái hóa đi. Một lượng nhỏ thể vàng cũng được bài tiết ra từ miền vỏ của tuyến trên thận, tinh hoàn và nhau thai.

- Tác dụng sinh lý chủ yếu của hoocmon progesteron

+ Kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo … và lưới mao mạch ở tử cung để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để đón hợp tử về làm tổ và phát triển của thai nhi.

+ Là hoocmon có tác dụng để trợ thai rất quan trọng, làm cho nhau thai phát triển và duy trì sự phát triển của thai cho tới khi đẻ ra.

+ Làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với hoocmon oxytoxin. Do vậy, ức chế được sự co bóp của cơ trơn tử cung, làm cho tử cung yên tĩnh khi có thai, tránh được sẩy thai và đẻ non...

+ Kích thích sự phát triển của tế bào tuyến vú và hình thái của xoang tiết.

+ Ức chế sự sản sinh ra hoocmon FSH và hoocmon LH của tuyến yên, do vậy ức chế quá trình phát triển của bao noãn. Vì vậy, động vật cái không động dục và không thải trứng nữa...

- Điều hòa sự bài tiết hoocmon progesteron. Hoocmon progesteron được bài tiết là do sự điều hòa của hoocmon LH của tuyến yên (theo cơ chế điều hòa ngược).

* Chức năng sinh lý của hocmon nhau thai

- Sơ lược về hoocmon nhau thai. khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử cung thì túi phôi đã được hình thành và phát triển, rồi lớn lên thành nhau thai. Thai nhi nối với nhau thai qua cuống rốn. Nhau thai có tác dụng dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Ngoài ra nhau thai còn là một tuyến nội tiết tạm thời để tiết ra các hoocmon như prolanA (có tác dụng như hoocmon FSH), prolanB (có tác dụng như hoocmon LH).

- Tác dụng sinh lý của hoocmon progesteron: cuối thời kỳ có chửa nhau thai bài tiết ra nhiều progesteron để thay thế cho hoocmon progesteron của thể vàng. Thời kỳ có chửa ở giai đoạn cuối, nhau thai cũng bài tiết ra nhiều estrogen có tác dụng làm tăng sự mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin. Relaxin được sản sinh ra ở cuối thời kỳ có chửa và có tác dụng làm giãn dây chằng xương chậu, mở cổ tử cung để gây đẻ. ở người nhau thai bài tiết gồm hoocmon nhau thai gọi là HCG (human - chorionic gonadotropin) gồm có một ít prolan A (tác dụng như FSH) và nhiều prolan B (tác dụng như LH) HCG xuất hiện khá sớm. Ngày có chửa thứ tám hoocmon HCG đã có trong nước tiểu và máu, hàm lượng cao nhất vào ngày thứ 50-60, sau đó thì đã giảm dần đến ngày thứ 80 là rất thấp và duy trì như vậy cho tới khi đẻ ra.

Sự xuất hiện của hocmon HCG trong nước tiểu và trong máu của phụ nữ có thai ngay trong tuần lễ đầu đã được ứng dụng trong việc chẩn đoán phụ nữ có thai sớm.

CÂU HỎI, BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN

Câu 1. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmon tuyến tuỵ với liệu phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết.

Đáp án:

Các hoocmon tuyến tuỵ đều có bản chất là nosterôit (không phải strerôit) nên các thụ quan của nó nằm ở trên màng sinh chất của tế bào.

Chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ khi tuyến tuỵ không tạo ra được hoocmôn hoặc tạo ra được hoocmon nhưng tế bào đích bị sai hỏng thụ quan.

Chuột thí nghiệm được tiêm hoocmon với nồng độ thích hợp nhưng vẫn bị chết chứng tỏ chuột bị sai hỏng thụ quan của tế bào đích nên hoocmôn không có hoạt tính.

Tuyến tụy còn có chức năng ngoại tiết: tiết enzim tiêu hóa, trong trường hợp tuyến tụy bị hỏng chức năng gây rối loạn tiết enzim, hiện tượng tràn dịch tụy…trong những trường hợp này nếu tiêm hoocmon chuột vẫn bị chết.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề SINH lý hệ nội TIẾT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w