Hiện tượng tăng đường huyết trong máu kéo dài được giải thích như thế nào?

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề SINH lý hệ nội TIẾT (Trang 40)

nào?

Đáp án

- So sánh:

+ Giống: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.

+ Khác nhau: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu còn sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.

- Vai trò tuyến nội tiết:

+ Điều hoà các quá trình chuyển hoá.

+ Điều chỉnh tốc độ phản ứng hoá học nhất định, giúp cho sự vận chuyển các chất qua màng tế bào, điều hoà cân bằng nước và các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, sinh sản và phát triển.

- Khi tuyến tuỵ không tiết đủ lượng Insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá Glucozơ thành Glicozen, sẽ làm tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Câu 8: Stress kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Đáp án:

- Tăng lượng ađrenalin và noradrenalin=> tăng huyết áp, tăng nhịp tim=> gây suy tim.

- Tăng cortizon: gây đái đường, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng phục hồi vết thương do thiếu pr.

Câu 9 : Giải thích tại sao hệ nội tiết có liên hệ mật thiết với hệ thần kinh ? Đáp án :

- Hệ TK tiết ra các hoocmon điều khiển việc tiết hoocmon của thuỳ trước tuyến yên , đến lượt các hoocmon này lại điều khiển các hoocmon thuộc các tuyến nội tiết khác.

- Hệ TK tổng hợp các hoocmon ở thuỳ sau tuyến yên.

Câu 10 : So sánh hệ nội tiết và hệ ngoại tiết ?

Đáp án :

Hệ nội tiết Hệ ngoại tiết

- Không có ống dẫn, hoocmon tiết thẳng vào máu.

- Tiết vào máu.

- Có ống dẫn, dịch tiết được tiết bằng ống.

- Tiết ra ngoài.

Câu 11 : Giải thích tại sao thiếu Vitamin D gây xốp xương ? Đáp án :

- Vitamin D giúp hấp thu Ca++ ở ruột non.

- Nếu thiếu Vitamin D => Ca++ huyết giảm => hoocmon PTH được tăng lên trong máu đẻ huy động Ca++ của xương => gây xốp xương

Câu 12 : GH và hoocmon vùng dưới đồi kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết GH, đều được dùng để chữa bệnh lùn ở trẻ em, sự khác nhau của 2 loại hoocmon này khi dùng để chữa bệnh như thế nào ?

Đáp án :

- GH tạo ra ở thuỳ trước của tuyến yên khi có sự kích thích ở vùng dưới đồi , nếu thuỳ trước tuyến yên mất khả năng tổng hợp GH thì dùng hoocmon GH để chữa bệnh.

- Nếu thuỳ trước tuyến yên vẫn hoạt động tốt nhưng do thiếu hoocmon của vùng dưới đồi => dùng hoocmon này để kích thích hoạt động của tuyến yên.

Câu hỏi ôn tập

1.Trình bày khái niệm về các tuyến nội tiết. Hệ thống nội tiết có ý nghĩa sinh học như thế nào đối với sự điều hoà cơ thể?

2. Nêu các ví dụ để chứng minh tính không đặc trưng của hoocmon đối với cơ thể các động vật khác nhau.

3. Tại sao nói các hoomon được sản sinh ra với liều lượng rất ít nhưng lại có hoạt tính sinh học rất cao?

4. Trình bày đặc tính của các hoocmon

5. Mô tả các tác dụng sinh lý chủ yếu của hoocmon

6. Phân biệt nhóm các hoocmon có bản chất protêin và nhóm các hoocmon có bản chất lipit.

7. Cơ chế tác dụng của hoocmon thông qua chất truyền tin thứ 2 diễn ra như thế nào? 8. Giải thích cơ chế gây nên bệnh tiểu đường type II ở người.

9. Miêu tả cơ chế tác dụng của hoocmon thông qua hệ thống hoạt hoá gen 10. Tại sao hoocmon tác động lên gen mà không gây ra đột biến gen?

11. Cơ thể người có hai hệ thống điều hoà các chức năng sống là thần kinh và thể dịch. Để đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động, hai hệ thống này đã có mối quan hệ với nhau như thế nào?

12. Có ý kiến cho rằng: “các tuyến nội tiết tiết ra hoocmon và ngược lại hoocmon chỉ do các tuyến nội tiết tiết ra”, mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai? Nếu sai vì sao?

13. So sánh sự điều hoà bài tiết hoocmon theo cơ chế âm tính và cơ chế dương tính 14. Nêu các vai trò sinh học chủ yếu của tuyến yên.

15. Hoocmon tuyến giáp trạng có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 16. Trình bày tác dụng sinh lý của hoocmon tuyến cận giáp

17. Tại sao nói tuyến tuỵ là tuyến pha?

18. Phân tích mối quan hệ giữa insulin, glucagon và gluco. 19. Nêu tác dụng sinh lý chủ yếu các hoocmon của giống đực

20. Trình bày tác dụng sinh lý chủ yếu của hoocmon estrogen và hoocmon progesterone

21. Sơ đồ hoá các nguyên lý hoạt động của sinh lý nội tiết.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề SINH lý hệ nội TIẾT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w