Tuyến trên thận

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề SINH lý hệ nội TIẾT (Trang 29)

Tuyến trên thận còn gọi là tuyến thượng thận là tuyến gồm có hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên của hai quả thận, mỗi tuyến nặng khoảng 4 g. Về mặt cấu tạo: mỗi tuyến gồm có hai miền: miền vỏ và miền tủy (hình 286).

- Miền vỏ ở ngoài có màu trắng nhạt gồm có các tế bào tuyến. - Miền tủy ở trong có màu nâu gồm có các tế bào thần kinh.

5.1. Miền vỏ tuyến trên thận

a. Sơ lược về miền vỏ

Miền vỏ gồm có ba lớp: ngoài cùng là lớp cầu, ở giữa là lớp bó và trong cùng là lớp lưới. Lớp cầu là lớp tế bào mỏng có chức năng bài tiết ra hoocmon của miền vỏ có tác dụng với sự chuyển hóa muối và nước mà đại diện là hoocmon andosteron. Lớp bó và lớp lưới thì bài tiết ra hoocmon cortisol và các hoocmon khác chuyển hoá đường và androgen.

b. Sinh lý hoocmon miền vỏ

Các hoocmon miền vỏ đều là hợp chất steroit, có nguồn gốc từ cholesteron được gọi là corticoit và được chia làm ba nhóm: nhóm có chức năng điều hòa muối (mineralocorticoit), nhóm có chức năng điều hòa đường (glucocorticoit) và nhóm có chức năng điều hòa sinh dục nam (androgen).

- Tác dụng sinh lý của hoocmon andosteron với điều hòa muối và nước: đây là hoocmon có tác dụng rất mạnh chiếm 90% tổng hoạt tính của nhóm. Nếu cơ thể thiếu toàn bộ hoocmon của miền vỏ tuyến trên thận sẽ dẫn đến tử vong. Tác dụng chủ yếu của hoocmon andosteron là tác dụng lên các tế bào của ống thận, tế bào của ống tuyến mồ hôi và tế bào của ống tuyến nước bọt mà cụ thể là hoocmon andosteron sẽ điều hòa nồng độ các ion Na+ và ion K+ trong dịch ngoại bào.

+ Tác dụng của hoocmon andosteron làm tăng sự tái hấp thụ ion Na+ và tăng bài xuất ion K+ ở các tế bào ống thận, andosteron khi đến các tế bào ống thận đặc biệt là các tế bào của ống lượn xa và ống góp sẽ hoạt hóa hệ gen ở nhân tế bào và làm tăng sự tổng hợp các enzim và các protein vận tải. Đặc biệt là tăng enzim K+ - ATP aza. Enzim này là thành phần chủ yếu của bơm Na+ - K+ ở máng đáy - bên của tế bào ống thận. Vì vậy, sẽ làm tăng sự tái hấp thụ ion Na+ và tăng bài xuất ion K+.

+ Tác dụng của hoocmon andosteron lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch. Tuy andosteron có tác dụng làm tăng nhanh sự tái hấp thụ ion Na+ ở ống thận. Nhưng nồng độ ion Na+ trong dịch ngoại bào vẫn chỉ tăng rất ít. Vì ion Na+ được tái hấp thụ sẽ tạo ra một lực thẩm thấu tương tự đối với nước, làm cho một lượng nước tương ứng sẽ được tái hấp thụ trở lại. Vì vậy, thể tích của dịch ngoại bào tăng lên và không làm thay đổi nhiều nồng độ ion Na+. Thể tích dịch ngoại bào tăng lên kéo dài từ 1-2 ngày làm tăng huyết áp của động mạch. Khi nồng độ của hoocmon andosteron mà tăng

cao có thể làm tăng thể tích dịch ngoại bào từ 5-15% và huyết áp động mạch cũng tăng lên từ 15-25 mm Hg. Ngược lại khi nồng độ hoocmon andosteron giảm xuống bằng không, thì một lượng lớn ion Na+ sẽ bị mất xuống qua đường nước tiểu và thể tích dịch ngoại bào cũng sẽ bị giảm xuống.

+ Tác dụng của hoocmon andosteron với tế bào của ống tuyến mồ hôi và ống tuyến nước bọt. Trên tế bào ống tuyến mồ hôi và ống tuyến nước bọt, hoocmon andosteron cũng có tác dụng làm tăng sự tái hấp thụ ion Na+ và bài xuất ion K+, nhất là ở môi trường nóng. Nhờ có vai trò của hoocmon andosteron nên sự mất muối qua đường bay hơi của mồ hôi sẽ được giảm xuống thấp.

- Điều hòa sự bài tiết hoocmon andosteron: Sự điều hòa bài tiết hoocmon andosteron có liên quan chặt chẽ với điều hòa nồng độ của các chất điện giải, thể tích dịch ngoại bào... Ba yếu tố có tác dụng điều hòa sự bài tiết hoocmon andosteron là:

+ Khi tăng nồng độ ion K+ trong dịch ngoại bào sẽ làm tăng sự bài tiết andosteron.

+ Khi tăng hoạt động của hệ thống renin - angiotensin cũng làm tăng sự bài tiết andosteron.

+ Khi tăng nồng độ ion Na+ trong dịch ngoại bào sẽ làm giảm nồng độ của andosteron.

- Tác dụng sinh lý của hoocmon cortisol với điều hòa gluxit: + Tác dụng lên sự chuyển hóa gluxit:

Có tác dụng làm tăng quá trình tạo thành đường mới ở gan như:

Vì cortisol đã có tác dụng là làm tăng các enzim để tham gia vào quá trình chuyển hóa các axit amin thành glucozơ ở gan.

Vì cortisol đã làm tăng sự huy động các axít amin từ các mô ngoài gan (nhưng chủ yếu là từ mô cơ vào huyết tương để vào gan). Do đó, có tác dụng là thúc đẩy sự tạo thành glucozơ ở gan.

Có tác dụng làm giảm sự tiêu thụ glucozơ ở các tế bào: hocmon cortisol có tác dụng là làm giảm sự tiêu thụ glucozơ của các tế bào khắp cơ thể (cơ chế này cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng).

Có tác dụng làm giảm protein của tế bào: tác dụng chính của hoocmon cortisol lên hệ thống chuyển hóa trong cơ thể như: làm giảm sự dự trữ protein ở các tế bào (trừ tế bào gan) vì hoocmon cortisol làm tăng sự thoái hóa protein ở tế bào và cũng làm giảm quá trình sinh tổng hợp protein ở đó.

Có tác dụng làm tăng sự vận chuyển các axít amin vào tế bào của gan và cũng có tác dụng là làm tăng hàm lượng các enzim để tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein ở gan. Như vậy, hoocmon cortisol đã làm tăng sử dụng các axít amin ở tế bào gan và cũng gây ra một số tác dụng khác.

Có tác dụng làm tăng nồng độ các axít amin của huyết tương và làm giảm sự vận chuyển các axit amin vào tế bào (trừ gan).

+ Tác dụng lên sự chuyển hóa lipit: hoocmon cortisol có các tác dụng như sau: Làm tăng sự thoái hóa lipit ở các mô mỡ, nên làm tăng nồng độ axít béo tự do trong máu. Làm tăng sự ôxy hóa axít béo tự do ở các tế bào để sinh ra năng lượng...

+ Tác dụng chống stress: ở tình trạng stress, ngay lập tức nồng độ của hoocmon ACTH của tuyến yên sẽ được tăng lên trong máu, sau đó ít phút thì sự bài tiết hoocmon cortisol cũng sẽ tăng lên, nhờ đó mà chống lại được các stress. Đó là tác dụng có tính chất sinh mạng (cơ chế chống stress của hocmon cortisol là chưa rõ ràng). Tuy vậy, có người cho rằng có lẽ hoocmon cortisol huy động nguồn axít amin và lipit dự trữ để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho việc tổng hợp các hợp chất khác bao gồm cả glucozơ... Cũng có giả thuyết cho rằng hoocmon cortisol làm tăng sự vận chuyển nhanh chất dịch vào hệ thống mạch, nên giúp cho cơ thể chống lại được tình trạng shock.

- Tác dụng sinh lý của hoocmon androgen với sự điều hòa sinh dục giống đực. Hoạt tính sinh học của hoocmon androgen có nguồn gốc từ vỏ tuyến trên thận là rất ít. Tuy vậy, hoocmon androgen có tác dụng sinh lý sau đây:

+ Với giống đực: Với giống đực đã được trưởng thành thì sự bài tiết quá nhiều hoocmon androgen ở vỏ tuyến trên thận đã không gây ra các biểu hiện về mặt lâm sàng. Nhưng ở trẻ em làm cho dương vật to lên trước tuổi và làm phát triển các đặc điểm sinh dục thư phát trước tuổi dậy thì...

+ Với giống cái: nếu vỏ tuyến trên thận mà bài tiết quá nhiều hoocmon androgen thì sẽ gây ra hiện tượng nam hóa...

5.2. Miền tủy tuyến trên thận

a. Sơ lược miền tủy tuyến trên thận

Miền tủy có nguồn gốc phôi thai từ lá ngoại phôi bì, cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm. Đó là các tế bào bài tiết ra hai loại hoocmon: adrenalin và noadrenalin (hai loại hoocmon này khác nhau ở nhóm metyl (- CH3) và có ở hoocmon adrenalin).

b. Chức năng sinh lý của hoocmon miền tủy

- Tác dụng sinh lý của hocmon adrenalin, còn gọi là hoocmon miền tủy. + Tác dụng lên cơ tim: làm cho tim đập nhanh hơn và tăng lực co bóp của cơ tim. + Tác dụng lên mạch máu: làm co mạch ở dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận...

+ Tác dụng lên các cơ trơn khác: làm giãn cơ trơn của ruột non, tử cung, phế quản và bàng quang...

+ Tác dụng lên chuyển hóa: làm tăng sự chuyển hóa của toàn cơ thể.

+ Tác dụng lên sự phân giải: làm tăng sự phân giải glycogen thành glucozơ ở gan và cơ để giải phóng vào máu.

- Tác dụng sinh lý của hoocmon noadrenalin.

Nhìn chung tác dụng sinh lý của hoocmon noadrenalin (noradrenalin) là cơ bản giống với adrenalin. Nhưng tác dụng lên hệ mạch máu thì mạnh hơn, làm tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu. Tác dụng lên cơ tim, lên cơ trơn và đặc biệt lên sự chuyển hóa thì yếu hơn hoocmon adrenalin.

- Cơ chế tác dụng của hoocmon adrenalin và noadrenalin: cũng như các hoocmon khác, khi hai hoocmon này đến các tế bào đích, đầu tiên là gắn với các receptor ở trên màng tế bào đích và tạo thành phức hợp hocmon - receptor. Phức hợp hocmon - receptor sẽ hoạt hóa một chuỗi các phản ứng hóa học tiếp theo xẩy ra tại bào tương của tế bào đích. Tại các tế bào đích có hai loại receptor để tiếp nhận hoocmon adrenalin và noadrenalin, đó là anpha receptor và beta receptor.

- Điều hòa bài tiết hoocmon miền tủy: Các tác nhân sau đây sẽ là tác nhân kích thích sự bài tiết hoocmon adrenalin và noadrenalin: như hàm lượng đường trong máu giảm, huyết áp giảm, cơ thể bị lạnh và tác nhân stress…

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề SINH lý hệ nội TIẾT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w