Hệ thống các BTVL nhằm hình thành KTM trong dạy học

Một phần của tài liệu Hình thành kiến thức mới bằng giải bài tập trong dạy học phần cơ học vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 28)

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của hình thành KTM bằng giải BTVL (chương 1) và xác định mục tiêu dạy học 5 kiến thức ở trên, chúng tôi soạn thảo một hệ thống gồm 11 bài tập nhằm hình thành KTM:

Bài 1. “Có một lò xo nhẹ được giữ cố định một đầu, còn đầu kia treo vào một vật nặng và một khúc gỗ đặt trên mặt bàn. Hãy xác định các lực tác dụng lên các vật khi đứng yên. Các lực đó có cùng bản chất không?”.

Bài 2. “Dùng tay kéo hoặc nén một lò xo nhẹ. Hãy xác định điểm đặt, hướng của lực đàn hồi”.

Bài 3. “Có một lò xo nhẹ và các quả nặng có khối lượng khác nhau. Hãy tìm cách đo lực đàn hồi ứng với các độ biến dạng khác nhau của lò xo. Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa độ biến dạng của lò xo và độ lớn của lực đàn hồi”.

Bài 4. “Cho một quả nặng và các lò xo nhẹ có kích thước và chất liệu khác nhau. Hãy đề xuất và tiến hành thí nghiệm đo độ cứng k của các lò xo. Độ cứng k có phải là một hằng số đối với mọi lò xo hay không?”.

Bài 5. “Xác định các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau và cho biết lực nào giúp vật chuyển động tròn đều:

a. Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất. b. Ghế của chiếc đu quay đang quay đều. c. Vật đặt trên bàn quay đang quay đều”.

Bài 6. “Hãy tính lực hướng tâm của một vệ tinh có khối lượng m chuyển động tròn đều quanh Trái Đất với tốc độ góc ω

, bán kính quỹ đạo là

r

”.

Bài 7. “Một đĩa tròn có trục quay cố định đi qua tâm O (như hình 1), trên mặt đĩa có những lỗ dùng để treo những quả cân, tác dụng vào đĩa hai

lực 1 F uur 2 F uur

nằm trong mặt phẳng đĩa, sao cho đĩa vẫn đứng yên. a. Giải thích trạng thái cân bằng của đĩa.

b. Tìm mối liên hệ giữa các lực 1 F , 2 F và khoảng cách 1 d , 2 d từ trục quay tới giá của các lực khi đĩa đứng yên”.

1F F uur 2 F uur

Hình 1: Thí nghiệm đĩa momen

Bài 8. “Một vật nhỏ có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 1 vur

,

chịu tác dụng của lực Fur

không đổi. Sau thời gian t

, vật có vận tốc 2 v

uur

.

Hãy tìm mối quan hệ giữa Fur

, 1 vur , 2 v uur và m ”.

Bài 9. “Tính độ biến thiên động lượng của một hệ cô lập gồm hai vật tương tác với nhau sau thời gian t

bất kì. Hãy mở rộng kết quả cho hệ cô lập gồm nhiều vật”.

Bài 10. “Một viên bi có khối lượng m rơi tự do lần lượt qua hai vị trí A

và B tương ứng với các độ cao 1 z , 2 z tại đó vật có các vận tốc 1 v , 2 v . a. Tính công của lực tác dụng trên quỹ đạo chuyển động của nó.

b. Tính tổng động năng và thế năng của vật tại mỗi điểm trên quỹ đạo chuyển động của nó. Từ đó rút ra nhận xét gì về tổng ấy tại mỗi điểm trên quỹ đạo”.

Bài 11. “Một viên bi có khối lượng m được gắn vào một đầu của lò xo nhẹ có độ cứng k

, đầu kia của lò xo gắn cố định. Trong viên bi có rãnh nhỏ giúp nó chuyện động không ma sát dọc theo thanh ngang cố định. Kéo viên bi ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi buông tay. Viên bi sẽ dao động quanh vị trí cân bằng.

a. Tính công của lực tác dụng trên quỹ đạo chuyển động của nó.

b. Tính tổng động năng và thế năng của vật tại mỗi điểm trên quỹ đạo chuyển động của nó. Từ đó rút ra nhận xét về tổng ấy tại mỗi điểm trên quỹ đạo”.

Một phần của tài liệu Hình thành kiến thức mới bằng giải bài tập trong dạy học phần cơ học vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w