Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Hình thành kiến thức mới bằng giải bài tập trong dạy học phần cơ học vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 47)

p mv =ur r

3.4.2.Phân tích định lượng

Để so sánh kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi sẽ cho hai lớp làm cùng một số bài kiểm tra. Từ kết quả các bài

kiểm tra ấy mà tính các tham số đặc trưng: Trung bình cộng X

(Đặc trưng

cho sự tập trung của số liệu), phương sai

2

S

, độ lệch chuẩn S

phân tán xung quanh X

, S

càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán), lập bảng phân phối tần số lũy tích, vẽ đường lũy tích. Kết quả kiểm định thống kê toán học, các số liệu thu được từ bài kiểm tra của HS sau quá trình thực nghiệm sư phạm có thể bước đầu nhận định hệ thống bài tập biên soạn, cũng như tiến trình tổ chức HS giải bài tập nhằm hình thành KTM đã nâng cao chất lượng dạy học và góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài cơ bản đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra:

- Nghiên cứu một số cơ sở lí luận về BTVL: quan niệm BTVL; tác dụng của BTVL trong dạy học; phân loại BTVL; phương pháp giải BTVL; hướng dẫn học sinh giải BTVL; giải bài tập trong tiết học NCTLM về vật lí; mối quan hệ giữa BTVL và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, nắm vững kiến thức.

- Điều tra thực trạng dạy học giải bài tập của GV và HS lớp 10 trường THPT Bến Tre trong một số tiết học NCTLM.

- Xác định mục tiêu dạy học của 5 tiết học NCTLM có thể dùng bài tập để hình thành KTM cho HS: Lực đàn hồi của lò xo; Lực hướng tâm; Momen lực; Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng; Cơ năng.

- Xây dựng hệ thống bài tập gồm 11 bài và đề ra cách sử dụng chúng nhằm hình thành KTM trong các tiết học kể trên góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS

- Dự kiến cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu soạn thảo được hệ thống bài tập và đề ra cách tổ chức giải nó nhằm hình thành kiến thức mới trong dạy học một số kiến thức phần “Cơ học” - Vật lí 10 THPT thì có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức.

Quá trình hoàn thành khóa luận dẫn chúng tôi đến nhận định: Với việc xây dựng và đề ra cách sử dụng hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM một cách hợp lí, coi trọng việc tổ chức HS tích cực, tự lực hoạt động tư duy trong quá trình giải bài tập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.

Đặc biệt, việc làm đó sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tính tự lực của HS.

Do thời gian và điều kiện hạn chế nên chúng tôi chưa tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Việc này sẽ được thực hiện khi chúng tôi ở cương vị mới là GV vật lí trường THPT. Đồng thời, đề tài sẽ được mở rộng cho các tiết học NCTLM ở những chương, phần khác của sách giáo khoa Vật lí THPT.

Quá trình hoàn thành khóa luận dẫn chúng tôi đến một một vài khuyến nghị sau:

- Các GV vật lí cần chú trọng hơn nữa vai trò hình thành KTM của BTVL trong các tiết học NCTLM ở trường phổ thông . Từ đó quan tâm hơn tới vấn đề xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM cho HS và đề ra cách sử dụng chúng trong các tiết học NCTLM.

- Để soạn thảo hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM cho HS trong các tiết học NCTLM cần phải căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành KTM về vật lí bằng giải bài tập, mục tiêu dạy học kiến thức ấy, đồng thời phải lựa chọn loại bài tập thích hợp đối với việc hình thành mỗi KTM.

Một phần của tài liệu Hình thành kiến thức mới bằng giải bài tập trong dạy học phần cơ học vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 47)