Cấp nước sinh hoạt chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 59)

Đối với khu vực thị trấn Yến Lạc do đặc điểm về địa lý, chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm không đảm bảo không thể sử dụng làm nguồn cung cấp nước cho khu vực, chi phí để xử lý hết sức tốn kém. Tuy có nguồn nước tự chảy (suối, khe núi) nhưng mô hình tự chảy vẫn chưa được áp dụng phổ biến do cần có điều kiện kinh tế dẫn nước về gia đình.

Dựa vào các đặc điểm đó để phù hợp với điều kiện của địa phương tôi xin giới thiệu mô hình cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm với công suất 50m3/ngày.đêm, có khả năng phục vụ khoảng 800 khẩu.

Đây là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ giếng khoan, qua hệ thống xử lý rồi đưa đến các hộ gia đình nhờ máy bơm.

- Giếng khoan: Khai thác từ các tầng chứa nước trong lòng đất.

- Trạm bơm cấp I: Thường được sử dụng bơm chìm đặt trong giếng khoan để dễ bơm nước lên xử lý.

Hình 4.10: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm

- Dàn mưa, tháp làm thoáng: Làm cho nước tiếp xúc với oxy trong không khí để oxy hóa mangan và sắt.

- Bể lắng tiếp xúc: Lắng các hạt cặn có trong nước nguồn và cặn Fe + Mn. - Bể trộn: Hòa chất keo tụ và kiềm hóa với nước nguồn.

- Bể phản ứng: Tạo điều kiện cho chất phản ứng tiếp xúc với nước nguồn. - Bể lắng: Lắng các hạt cặn có trong nước.

- Bể lọc: Loại bỏ nốt các cặn bẩn bằng vật liệu lọc.

- Bể chứa nước sạch: Lưu trữ nước sạch trước khi đưa tới nơi sử dụng. Điều hòa lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II.

- Bơm cấp II: Vận chuyển nước sạch vào mạng lưới đường ống để đến các điểm tiêu thụ và lên tháp nước (nếu có).

- Tháp nước: Lưu trữ nước sạch trước khi vào hệ thống đường ống. Điều hòa lượng nước giữa trạm bơm cấp II và các điểm tiêu thụ nước.

Giếng khoan Trạm bơm cấp I Dàn mưa, tháp làm thoáng Bể lắng Bể phản ứng Bể lọc nhanh Thiết bị khử trùng Bể chứa nước sạch Trạm bơm cấp II Mạng lưới đường ống Tháp nước Điểm tiêu thụ nước

- Mạng lưới đường ống: Thường là ống thép, PVC, HDPE, dẫn nước tới các điểm sử dụng. [15]

* Nước sạch (nước máy)

Nước máy là nước đã được xử lý ở nhà máy nước hay ở các trạm cấp nước tuy nhiên nước máy có thể nhiễm bẩn trên đường dẫn nước, sự cố khi xử lý nước.

Để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng các hộ gia đình cần:

+ Chưa nước máy trong bể, téc nước cho lắng cặn và bay hơi các chất khử trùng để có nước trong và không còn mùi hôi (trường hợp dư thuốc tiệt trùng).

+ Đun nước sôi để uống

+ Có thể dùng viên khử khuẩn cho vào bể, téc chứa nước để đảm bảo tiệt trùng, sau đó cho vào bình lọc để uống.

- Phương pháp sử dụng hóa chất

Đối với cấp nước tập trung quy mô lớn, thiết bị hiện đại cho nhiều hộ gia đình có nguồn kinh phí lớn việc sử dụng hóa chất để xử lý tác nhân gây ô nhiễm là cần thiết và có thể thực hiện được.

Đối với thị trấn Yến Lạc khi nghiên cứu và đánh giá chất lượng nước sinh hoạt cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu mùi, độ đục, hàm lượng sắt, coliform. Bởi vậy trước khi cấp nước cần xử lý để đạt được tiêu chuẩn chất lượng.

* Khử mùi

Dùng các chất oxy hóa mạnh để khử mùi có thể là: Clo và các hợp chất của Clo, Ozon, KMnO4,...

Dùng Clo và ozon để khử mùi gây nên bởi các vi sinh vật có nguồn gốc từ động, thực vật là biện pháp thông dụng. Đa số các trường hợp người ta dùng Clo để khử mùi trong nước. Tuy nhiên có một số trường hợp dùng Clo không có hiệu quả cần thay thế bằng ozon.

* Làm mềm nước

Dùng dung dịch Ca(OH)2 với một lượng vừa đủ trung hòa muối canxi bicacbonat thành muối canxi cacbonat không tan. Trình tự các phản ứng:

2CO2 + Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2→ 2CaCO3↓ + 2H2O

Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3↓ + 2H2O 2NaHCO3 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

Theo phương trình phản ứng cứ 1mol Ca(OH)2 tạo ra được 2mol ion cacbonat CO3

2

, 1mol trong đó sẽ tạo thành kết kết tủa với ion Ca2+ có trong nước vôi đưa vào, như vậy 1 mol vôi đưa vào sẽ làm giảm được 1mol độ cứng. Tổng hàm lượng canxi có thể được khử phụ thuộc vào nồng độ ion HCO3- có trong nước. Nếu tổng hàm lượng ion HCO3

-

và CO3 -

có trong tổng hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+ thì một phần ion Mg2+ sẽ tồn tại trong nước dưới dạng các muối axit mạnh như MgSO4, MgCl2 và phản ứng với vôi sẽ xảy ra như sau:

MgSO4 + Ca(OH)2→ Mg(OH)2↓ + CaSO4 MgCl2 + Ca(OH)2→ Mg(OH)2↓ + CaCl3

Các phản ứng trên có tác dụng làm giảm độ cứng theo ion Mg2+ nhưng không làm giảm độ cứng toàn phần vì giảm được lượng Mg2+ nhưng lại làm giảm một lượng tương đương Ca2+.

Đối với nước cứng vĩnh cửu và nước cứng tạm thời có thể dùng dung dịch muối Na2CO3

CaSO4 + Na2CO3→ CaCO3↓ + Na2SO4

Ca(HCO3)2 + Na2CO3→ CaCO3↓ + 2 NaHCO3 Hai phản ứng này cùng có phương trình ion là: Ca2+ + CO32-→ CaCO3↓

* Khử trùng nước:

Sau quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc cấp nước, phần lớn các vi trùng bị giữ lại. Song để đảm bảo sức khỏe của con người, nước dùng cho sinh hoạt phải được vô trùng. Nhiều biện pháp khử trùng phổ biến hiện nay phổ biến trên thị trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả khử trùng cao.

Khi đưa Clo vào nước xảy ra phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HOCl (OCl- và H+) HOCl ↔ HCl + O

Oxy nguyên tử này sẽ oxy hóa các vi khuẩn. Ngoài ra trong quá trình Clo hóa nước, thì bản chất Clo trực tiếp tác động lên tế bào vi khuẩn và biến đổi liên kết với các chất thuộc thành phần nguyên sinh tế bào làm chết vi khuẩn.

* Khử sắt:

Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không thực hiện độc lập mà kết hợp với quá trình làm ổn định hoặc làm mềm nước. Khi cho vôi vào nước, quá trình khử sắt được diễn ra theo hai trường hợp:

- Trường hợp nước có oxy hòa tan: vôi được coi như chất xúc tác phản ứng khử xảy ra như sau:

4Fe(HCO3)2 + O2 + H2O + 4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3↓ + 4Ca(HCO3)2 Sắt (III) hydroxit được tạo thành dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn toàn trong bể lọc.

- Trường hợp nước không có oxy hòa tan: Khi đó vôi cho vào nước phản ứng xảy ra như sau:

4Fe(HCO3)2 + 4CA(OH)2→ FeCO3 + CaCO3 + 2H2O

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”, em rút ra một số kết luận sau:

Từ kết quả cho thấy chất lượng nước mặt tại thị trấn Yến Lạc vẫn chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại thị trấn Yến Lạc. Ta thấy giá trị NH4 của mẫu N2: 0,42mg/l có giá trị lớn gấp 4,2 lần và N3: 0,38mg/l có giá trị lớn gấp 3,8 lần giới hạn cho phép. Hàm lượng sắt (Fe) mẫu N2 và N3 có giá trị lớn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Coliform mẫu N2 có giá trị lớn gấp 13,67 lần, N3 lớn gấp 8,67 lần vượt quá nhiều lần so với giới hạn cho phép. Phải có biện pháp loại bỏ sắt, Coliform trong nước trước khi sử dụng ăn uống.

Hàm lượng sắt và Coliform trong nước sạch qua phân tích cũng vượt quá giới hạn cho phép. Đa phần người dân được hỏi đều cho rằng nguồn nước họđang sử dụng có chất lượng tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn vài hộ gia đình phản ánh nguồn nước họ sử dụng có mùi, màu lạ. Qua đó ta thấy không nên sử dụng trực tiếp nước sạch và nước ngầm để phục vụ nhu cầu ăn uống, phải có biện pháp xử lý trước khi sử dụng như: sử dụng thiết bị lọc nước (đa phần các hộ gia đình đang dùng), sử dụng hóa chất khử trùng, làm mềm nước, khử sắt, khử coliform...

Một số hộ gia đình có ý kiến rằng nguồn nước có ô nhiễm nhưng ở mức thấp. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do đường ống dẫn nước đến từng hộ gia đình, rác thải, nước thải sinh hoạt từ chợ, khu trường học, bệnh viện, hộ gia đình…chưa được thu gom và xử lý triệt để. Bể phốt chuồng trại còn đặt liền kề khu nhà ở và nguồn nước. Hố xí không được xây dựng hợp vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm.

5.2. Kiến nghị

- Nâng cao hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại các khu vực đông dân cư.

- Đề ra biện pháp quản lý nguồn nước hợp lý đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Các hộ gia đình, cá nhân cần có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, chủđộng tìm hiểu các thông tin về môi trường, tham gia đóng góp ý kiến với chính quyền về việc nâng cao quản lý và bảo vệ môi trường.

- Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố liên quan đến ô nhiễm môi trường, các cơ sở không tuân thủ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn.

- Khuyến khích người dân nâng cấp hoặc xây dựng các công trình cấp nước hộ gia đình đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Khuyến khích sử dụng bể lọc để lọc và khử trùng.

- Đào tạo, hoàn thiện đội ngũ cán bộ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nước sạch và VSMT nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, sử dụng tốt nhất nguồn nước sinh hoạt hiện có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh, Dương Thị Minh Hòa (2011), “Bài giảng quan trắc và phân tích môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. “Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)”, thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

3. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “Nước sạch và Vệ sinh môi trường vấn đề của

toàn xã hội” - tạp chí Môi trường và Cuộc sống - Hội nước sạch môi trường Việt Nam.

4. Hoàng Văn Huệ (2004), “Công nghệ môi trường - Tập 1- Xử lý nước”,

Nxb Xây dựng Hà Nội.

5. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990), “Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ

môi trường”, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Lợi (2009), “Bài giảng Khoa học môi trường đại cương”,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thành Luân (2008), “Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh”, Thái Nguyên.

8. “Luật Bảo vệ Môi trường 2005”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Huy Nga và cs (2007), “Chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt

Nam”, Hà Nội.

10. Dư Ngọc Thành (2009), “Bài giảng Quản lý tài nguyên nước”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Đào Trọng Tứ (2012), “Tham luận tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Hội thảo tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng nước cho ngành khách sạn.

12. Trần Yêm và cs (1998). “Giáo trình ô nhiễm môi trường”, Hà Nội

Tài liệu từ internet

13. Gs. Huỳnh Thu Hòa - Võ Văn Bé (2010), “Tài Nguyên nước”.

http://vietsciences1.free.fr, truy cập ngày 22/04/2014.

14.“Quản lý tài nguyên môi trường và bền vững” - Khoa Quốc Tế - International. http://is.tnu.edu.vn, ngày truy cập 22/04/2014.

15. Bùi Đức Vinh (2013), “Đồ án tốt nghiệp – Tính toán thiết kế nhà máy xử

lý nước ngầm Khu công nghiệp Phú An Thạch”. http://doc.edu.vn. Ngày

truy cập 22/04/2014.

16. Đoàn Duy Tân (2013), “Các thông số chất lượng môi trường nước”.

http://Luanvan.net.vn, truy cập ngày 24/04/2014.

17. Trọng Hiệp (2009), “Hướng dẫn làm bể lọc nước bằng than hoạt tính”.

http://sinhquyen.com, Ngày truy cập 24/04/2014.

18. Bùi Thị Hằng (2012), “Khóa luận vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, http://doc.edu.vn ngày truy cập 25/04/2014.

19. Link

https://www.facebook.com/WenvnWaterEducationNetworkfVietnampost

s/511797572200535 Ngày truy cập 25/04/2014.

20. http://m.dantri.com.vn, truy cập ngày 25/04/2014.

21. http://gianguyen.vn, ngày truy cập 25/04/2014

http://gianguyen.vn/gng/thuviencongnghecao/nghiencuuungdung/188-

phuongphapkhutrungnuoc.html.

22. Lớp XD09 (2013), “Tiểu luận đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu dân cư Bình thắng tại xã Bình An huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, http://doc.edu.vn, ngày truy cập 25/04/2014.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và thực tập nghề nghiệp ra trường, chúng tôi tiến hành điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Yến Lạc - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.

Xin ông (bà) cho biết thông tin về những vấn đề dưới đây. Cảm ơn ông bà! Hãy trả lời hoặc đánh dấu √ vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của ông (bà)

Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VÈ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Họ và tên người được phỏng vấn:……… Địa chỉ:……….... Dân tộc:……… Tuổi: Giới tính: Nam Nữ Trình độ học vấn:……… Nghề nghiệp:………... Số nhân khẩu:……người.

Chỗở hiện nay:………...

Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Câu 1. Hiện nay gia đình ông (bà) đang sử dụng nguồn nước nào? Giếng đào sâu……m Giếng khoan sâu……m

Nước máy Nguồn nước khác (ao, hồ, sông, suối) Câu 2. Ông (bà) có nhận xét gì về chất lượng nước ông bà đang sử dụng?

Tốt Không tốt

Câu 3. Gia đình sử dụng nguồn nước ngầm vào mục đích gì? Sử dụng để sinh hoạt Sử dụng cho chăn nuôi Sử dụng cho tưới tiêu Sử dụng cho mục đích khác Câu 4. Gia đình sử dụng nguồn nước máy vào mục đích gì?

Sử dụng để sinh hoạt Sử dụng cho tưới tiêu

Sử dụng cho chăn nuôi Sử dụng cho mục đích khác Câu 5. Ông (bà) đánh giá thế nào về chất lượng nước máy được cung cấp ?

Câu 6. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị lọc hay hệ thống lọc không?

Có Không

Câu 7. Nguồn nước hiện nay gia đình sử dụng cho ăn uống có vấn đề gì không?

Không có Có mùi lạ

Có vị lạ Có màu lạ

Câu 8. Theo ông (bà) nguồn nước hiện nay gia đình sử dụng có bị ô nhiễm không?

Có Không

Câu 9. Ông ( bà ) có muốn quay lại sử dụng các nguồn nước ban đầu hay không?

Có Không

Câu 10. Theo ông (bà) nguồn nước bị ô nhiễm ở mức độ nào? Nghiêm trọng Trung bình

Ít ô nhiễm Không ô nhiễm Câu 11. Kiểu nhà vệ sinh gia đình ông (bà) đang sử dụng là?

Hố xí đất Hố xí hai ngăn

Hố xí tự hoại Khác………..

Câu 12. Ông (bà) có được tuyên truyền các vấn đề có liên quan đến môi trường và BVMT ởđịa phương hay không? Có Không Câu 13. Các thông tin môi trường ông (bà) biết được thông qua nguồn nào sau đây? Tivi, đài Sách, báo Loa phát thanh Nguồn khác……….

Câu 14. Theo ông (bà) tình hình vệ sinh môi trường tại địa phương như thế nào? Tốt Bình thường Ôn nhiễm Rất ô nhiễm Câu 15. Theo ông (bà) nguồn gây ô nhiễm là gì? Cách khắc phục? ... ... ... ... Chữ ký của Người được phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 59)