Điều kiện tự nhiên [2]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của huyện Na Rì, thị trấn Yến Lạc có tổng diện tích tự nhiên 421,45ha, nằm trong tọa độ địa lý từ khoảng 22° đến 24° vĩđộ Bắc 105°10’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp xã Lương Hạ

- Phía Nam giáp hai xã Lam Sơn và Kim Lư - Phía Đông giáp xã Kim Lư

- Phía Tây giáp xã Lương Hạ và Lam Sơn.

Thị trấn Yến Lạc là địa bàn trung tâm của huyện nên có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài, là tiêu điểm phát triển, trung tâm diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, hoạt động chính trị của huyện Na Rì.

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu,thủy văn

a. Khí hậu

Thị trấn Yến Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,0°C - 23,0°C, cao nhất 38,0°C - 39,0°C thấp nhất 1,0°C - 3,0°C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

- Lượng mưa trung bình năm là 1.278 mm, cao nhất 1.384 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8; vào tháng 11 lượng mưa nhỏ nhất.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.554,7 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất 187,4 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82,0%, cao nhất lên đến 89%, thấp nhất là 10%.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 71,8 mm, thấp nhất 9,2 mm và cao nhất 111,4 mm.

- Chế độ: Có 2 hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân trung bình 1 ÷ 3m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình 2 ÷ 3m/s, thời kỳ chuyển mùa từ Hạ sang Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.

b. Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn khá phong phú với nhiều sông suối, đặc biệt trên có sông Bắc Giang chảy qua khu vực thị trấn. Sông Bắc Giang bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) ở độ cao 1.100m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc sang tỉnh Lạng Sơn, dài 28,6 km, chiều rộng khoảng 4 - 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm 24,2m3/s, nhưng có năm vào mùa lũ lưu lượng lên tới 2.100m3/s (năm 1979).

Đặc điểm chung của sông suối nơi đây là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn.

4.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa chất công trình

Yến Lạc là thị trấn của huyện Na Rì nhưng là địa bàn thuộc khu vực miền núi nên có địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc tương đối lớn. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên phần lớn diện tích đất canh tác của thị trấn nằm trên các sườn đồi, lúa được trồng trên các ruộng bậc thang. Địa hình dốc, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư phát triển kinh tê, nâng cao đời sống của người dân.

- Tài nguyên đất.

Hiện nay trên địa bàn thị trấn Yến Lạc có 2 nhóm đất chính: nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành.

- Nhóm đất địa thành là nhóm đất được hình thành từ quá trính phong hóa, có diện tích khoảng 400 ha, chiếm 95% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất thứ hai là đất thủy thành, nhóm đất này có diện tích trên 20 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên. Nhóm đất thủy thành được hình thành bởi quá trình bồi tụ phù sa của các sông, suối có trên địa bàn.

- Tài nguyên nước

Hệ thống sông, suối trên khu vực thị trấn được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình có độ dốc lớn nên về mùa mưa thường gây xói mòn rửa trôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nước mặt: Sông Bắc Giang (thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng) bắt nguồn từ huyện Ngân Sơn chảy theo hướng Tây - Đông, độ dốc lòng sông 2,7%, lưu lượng bình quân đạt năm đạt Q = 24,2m3/s, về mùa mưa lũ lực lượng rất lớn, có năm tới Q = 2.100m3/s (tháng 8/1979), khi cạn nhất Q = 4,13m3/s. Ngoài ra do cấu tạo địa hình miền núi có các suối, khe nhỏ khác đều chảy vào hệ thống sông Kỳ Cùng.

- Nước ngầm: Chưa điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nươc nhưng qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, chân các hợp thủy và ven sông suối, ở chiều sâu 8 đến 10m có nước ngầm mạch nông.

- Tài nguyên rừng.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, thị trấn Yến Lạc có 162,89 ha đất lâm nghiệp, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, trong đó toàn bộ diện tích là đất rừng sản xuất.

- Tài nguyên khoáng sản.

Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Thị trấn Yến Lạc không đang kể, có một số ít tài nguyên cát, sỏi, vàng sa khoáng do sông Bắc Giang (hệ thống sông Kỳ Cùng) chảy qua.

Theo số liêu thống kê năm 2013 thị trấn Yến Lạc có 3.400 người với 879 hộ. Là địa bàn có nhiều bà con dân tộc sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông…trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm đa số. Với truyền thống yêu nước từ ngày xưa người dân nơi đâu đã đóng góp công sức không nhỏ cho công cuộc giải phòng dân tộc. Hiện nay, trong thời kỳđổi mới, nhân dân các dân tộc lại đoàn kết cùng nhau xây dựng, chung sức đồng lòng đưa thị trấn ngày một phát triển, vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.

- Cảnh quan môi trường.

Thị trấn yến lạc có địa hình cao với nhiều dãy núi, đan xen là sông suối, những dải đồi, những khu rừng, những vùng cây công nghiệp lâu năm đan xen với những đồng lúa tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên, những bản làng đặc trưng của người dân tộc vùng cao.

Thị trấn Yến Lạc có tốc độđô thị hóa chậm, các hoạt động công nghiệp chưa phát triển. Tại các điểm dân cư tập trung có mật độ xây dựng lớn, các khu chợ, các khu dịch vụ, khu vực khai thác mỏ,.. đặc biệt một số khu vực ở sông Bắc Giang, nước sông bị ô nhiễm nặng do khai thác mỏ vàng sa khoáng, cát, sỏi bừa bãi và chưa được xử lý nghiêm. Bên cạnh đó việc sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp, những tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc,.. cũng gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)