Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42)

- Ô nhiễm từ rác thải, chất thải sinh hoạt.

Lượng rác thải sinh hoạt bình quân đầu người trong ngày là 0,5kg/người/ngày. Vì vậy trong 1 năm 1 người thải ra: 0,5 x 365 ngày = 182,5 (kg/người/năm). Trong đó 60 - 70% là rác thải hữu cơ với dân số thị trấn Yến Lạc năm 2013 là 3400 người vì vậy hàng năm dân số trong Thị trấn Yến Lạc sẽ thải ra khoảng 620,500 tấn rác thải sinh hoạt. .

Hai loại chất thải đáng lo ngại nhất là phân người, phân gia súc, gia cầm và rác. Chúng dễ bị phân hủy, thối rữa thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi trùng, vi khuẩn… có thể gây nên những bệnh hiểm nghèo cho con người. Với tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt như hiện nay thì lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng. Đây là vấn đề lo ngại cần được quan tâm và phải có biện pháp giải quyết 1 cách thiết thực.

Hiện nay trên địa bàn từng thôn bản trong thị trấn có dịch vụ thu gom rác thải theo tháng nhưng không phải 100% các hộ gia đình đều sử dụng dịch vụ này. Hiện tượng vứt rác, xác động vật chết bừa bãi ở khu đất trồng, vứt xuống ao, cống rãnh, gây tắc cống rãnh và làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm. Kéo theo ô nhiễm môi trường đất, không khí và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Rác thải ở khu dân cư dù thành thị hay nông thôn, khu công nghiệp hay các địa điểm công cộng rác thải không được thu gom sạch sẽ để tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống ảnh hường mỹ quan và sức khỏe con người. Tuy nhiên trong thực tế nhân dân ta không có thói quen thu gom và phân loại rác dẫn tới tình trạng các loại rác khó phân hủy như kim loại, nhựa, gỗ, túi nilon phát tán gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải thừa như cơm, rau, thực phẩm thừa được người dân tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón. Phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, tro sử dụng làm phân bón. Nhựa chai lọ, giấy tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua phế liệu.

Nước thải sinh hoạt do các nguồn từ các hộ gia đình, trường học, cơ quan… chứa đựng các chất thải từ hoạt động sống của con người. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều chất dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitơ, photphat…), vi khuẩn và có mùi rất khó chịu (H2S, NH3…) Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật thông thường (David Ashley, 1997). [12]

Theo quy luật, khối lượng chất ô nhiễm trung bình do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường khi chưa xử lý bao gồm:

Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vào năm 2013 ở thị trấn Yến Lạc với số dân 3.400 người có thểước tính như sau:

Bảng 4.7: Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại thị trấn Yến Lạc

Chất ô nhiễm

Khối lượng trong nước thải sinh hoạt

(g/người/ngày

Lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thị trấn Yến Lạc năm 2013 (g/người/ngày) Chất rắn lơ lửng 70 – 145 238.000 - 493.000 BOD5 45 – 54 153.000 - 183.600 COD (dicromate) 72 – 102 244.800 - 246.800 Amoni (NH3) 2,4 - 4,8 8.160 - 40.800 Tổng Nitơ 6 – 12 20.400 - 40.800 Tổng phospho 0,8 - 4,0 2.720 - 13.600 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 34.000 - 102.000 (Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO, 1993) [22]

- Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Để nâng cao năng suất cây trồng trong quá trình sản xuất người nông dân đã sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng. Các hóa chất độc hại có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, tích lũy trong đất, nước có tính độc hại đối với các loài sinh vật và con người.

Các nguyên nhân trên hầu như đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người dân, do tập quán và thói quen sống chưa hợp vệ sinh. Các chất thải

chưa được xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra môi trường gây hại đến nguồn nước tại khu vực. Các chất ô nhiễm tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt có thể gây bệnh trực tiếp cho con người ngay sau khi họ sử dụng nguồn nước như: các bệnh về đau mắt hột, bệnh về tiêu hóa, bệnh về da… Nhưng chúng cũng có thể tồn tại lâu dài ngoài môi trường hoặc tích tụ trong cơ thể mà chỉ khi nào đủ nồng độ chất độc thì chúng mới gây ra các bệnh nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa tính mạng của con người như các bệnh ung thư.

- Ô nhiễm do hoạt động thương mại dịch vụ.

Trên địa bàn thị trấn yến lạc có nhiều nhà hàng quán ăn, đặc biệt có khu chợđầu mối là trung tâm mua bán của cả huyện. Cùng với sự phát triển mạnh của thương mại dịch vụ là sựđi xuống của chất lượng nguồn nước.

Rác thải từ hoạt động thương mại dịch vụ được phân loại như sau: Rác hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm thừa, cơm rau thừa, hoa quả thừa..). Rác tái chế (vải vụn, giấy kim loại, nhựa, thủy tinh,..) các chất thải tái chế như (giấy, báo, nilon, thủy tinh..) chất thải nguy hại thuốc quá hạn sử dụng, hóa chất dễ ăn mòn, dễ cháy, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm..Rác vô cơ đất, cát, sỏi, xi măng...rác thải y tế từ các phòng khám tư nhân, bệnh viện. Các loại rác này phải được phân loại trước khi xử lý nhưng hầu hết người dân luôn đổ lẫn các loại rác với nhau gây ra mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và sức khỏe con người.

Nước thải từ khu vực chợ thị trấn bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Lượng chất hữu cơ chiếm 50 - 60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật như bã ra, hoa quả…các chất hữu cơ động vật như chất bài tiết của người, động vật, xác động vật. Lượng chất vô cơ trong nước thải gồm cát, đất sét, axit, bazơ vô cơ. Các vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán trong nuồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn đến các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bệnh liệt, tiêu chảy cấp tính.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý, cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 42)