III. các định luật về chuyển động
4.1.1. Nội dung khái niệm
Newton cho rằng: “Lực đặt vào là sự tác dụng tiến hành trên vật thể để làm thay đổi trạng thái đứng yên hay là chuyển động thẳng đều của nó”, ý nghĩa của khái niệm lực chính là ở đó.
Feyman lại nói rằng: “Lực là cái mà nếu không có nó thì vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều”.
Hai cách phát biểu trên chỉ đề cập đến khái niệm chứ ch−a nói rõ lực là một đại l−ợng vật lý để có thể đo và biểu diễn đ−ợc bằng số.
Từ tr−ớc đến nay ng−ời ta vẫn cho rằng lực có hai biểu hiện: - Biểu hiện tĩnh học: gây ra biến dạng.
- Biểu hiện động lực học: gây ra gia tốc (làm biến đổi chuyển động).
Do đó, nhiều sách giáo khoa đã định nghĩa: “Lực là đại l−ợng đặc tr−ng tác dụng của vật này vào vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng”.
Quan điểm hiện đại về lực cho rằng lực chỉ có một tác dụng động lực học là gây ra gia tốc, còn biến dạng là hệ quả của sự biến đổi chuyển động không đều
của các phần tử của vật. Bởi vậy chỉ nên định nghĩa: “Lực tác dụng lên vật là một đại l−ợng vectơ bằng tích của khối l−ợng m với gia tốc a mà vật thu đ−ợc d−ới tác dụng của lực”.
Công thức Fr =mar vừa là công thức của định luật II Newton nh−ng cũng là công thức định nghĩa lực. Đó là công thức của định luật vì khi đo ba đại l−ợng F, m, a một cách độc lập thì bao giờ ta cũng có đ−ợc mối liên hệ trên (Lực ... bằng...). Đó là định nghĩa vì cho ta nhận biết đ−ợc một cách chính xác khái niệm lực (Lực là ....).