Định luật III Newton

Một phần của tài liệu phân tích chương trình vật lý phổ thông phanconhiet1 (Trang 35)

III. các định luật về chuyển động

3.3. Định luật III Newton

3.3.1. Nội dung kiến thức

Định luật III Newton xác định đặc tính t−ơng tác của các vật đ−ợc Newton phát biểu lần đầu rằng: “Tác dụng bao giờ cũng bằng và ng−ợc chiều với phản tác dụng. Nói khác đi, các lực tác dụng của hai vật lên nhau bao giờ cũng bằng nhau và h−ớng về hai phía ng−ợc nhau”.

Với cách phát biểu tổng quát nh− thế, định luật III Newton đúng cho mọi tr−ờng hợp t−ơng tác, dù bản chất của lực t−ơng tác là gì và các vật tham gia t−ơng tác chuyển động với vận tốc nh− thế nào đi nữa.

Mặc dầu vậy, định luật III chỉ nói đến đặc tính của sự t−ơng tác chứ không đề cập tới nguyên nhân của đặc tính đó, tức là nó chỉ cho biết rằng hễ có lực tác dụng thì nhất thiết phải có lực phản tác dụng, và không cho biết vì sao nh− vậy.

3.3.2. Một số l−u ý trong dạy học

Mỗi định luật của Newton là một nguyên lý lớn. Tuy nhiên nếu thừa nhận định luật II thì dùng thí nghiệm về hai vật t−ơng tác, so sánh tỷ số gia tốc mà hai vật thu đ−ợc để từ đó dễ dàng rút ra đ−ợc định luật III. Dĩ nhiên cũng có thể làm ng−ợc lại, từ sự thừa nhận tính đúng đắn của định luật III, dùng thí nghiệm về sự t−ơng tác của hai vật rồi suy ra định luật II. Bởi vì các sách giáo khoa th−ờng trình bày định luật II tr−ớc định luật III, nên định luật III th−ờng đ−ợc trình bày d−ới dạng một định luật rút ra từ thực nghiệm.

Mặc dầu có nhiều cách phát biểu khác nhau về nội dung định luật III Newton nh−ng khi dạy học giáo viên phải chú ý nhấn mạnh cho học sinh:

- Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp (lực tác dụng và lực phản tác dụng) và xuất hiện một cách đồng thời.

- Cặp lực này bao giờ cũng có cùng bản chất (cùng là lực hấp dẫn, cùng là lực ma sát, cùng là lực đàn hồi, cùng là lực tĩnh điện...).

- Hai lực trong cặp lực này đặt vào hai vật khác nhau.

- Đây là một cặp lực trực đối (có cùng độ lớn, cùng ph−ơng và ng−ợc chiều).

IV. Khái niệm lực và khối l−ợng

Lực và khối l−ợng là hai đại l−ợng rất cơ bản của động lực học. Nếu không có hai đại l−ợng này thì không thể nói gì đến các định luật của chuyển động. Mặt khác, hai đại l−ợng này không thể trình bày một cách trọn vẹn tr−ớc khi trình bày các định luật của Newton.

Một phần của tài liệu phân tích chương trình vật lý phổ thông phanconhiet1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)