- Có các chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường người dân được tham gia tìm hiểu và đóng góp ý kiến.
- Tổ chức các phong trào dọn dẹp đường làng ngõ xóm, vệ sinh môi trường chung. Để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống được xanh sạch đẹp.
- Tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện với người dân về bảo vệ nguồn nước cũng như bảo vệ môi trường. Để làm sao cho người dân nhận thức được việc bảo vệ nguồn nước sạch, môi trường trong lành đó là trách nhiệm của mỗi người dân của cả cộng đồng không phải của riêng ai. Chỉ khi hiểu được ý thức được trách nhiệm của mình thì người dân mới có thể làm tốt việc bảo vệ môi trường sống của mình của mọi người được tốt hơn.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân không vứt rác bừa bãi ra các mương, suối cũng như ra môi trường.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Đại Phú - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang”, tôi rút ra một số kết luận sau:
1.Qua điều tra người dân bằng phiếu điều tra thì cho thấy:
- Người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là giếng đào chiếm 75,24%, nguồn nước này không có mùi vị gì có tỷ lệ 86,1%.
- Nguồn nước giếng đào HVS chiếm 70,9%, nguồn nước giếng khoan HVS chiếm 58,3% và nguồn nước khe suối HVS chiếm 92,9%. Nguồn nước giếng đào và nước khe suối HVS chiếm tỷ lệ cao đảm bảo chất lượng nước cho người dân sử dụng.
- Tỷ lệ nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Đại Phú nhiễm đá vôi rất nhỏ (chiếm 8,6%).
- Điều tra về ý kiến người dân về mức độ ô nhiễm nguồn nước đang dùng cho thấy tỷ lệ nguồn nước không ô nhiễm chiếm 89,2%.
Theo những kết quả điều tra được trên cho thấy nguồn nước sinh hoạt người dân đang dùng chưa bị ô nhiễm gì nhiều. Nguồn nước vẫn đảm bảo vệ sinh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của người dân.
2. Qua kết quả phân tích phòng thí nghiệm:
- Phân tích mẫu nước khe suối: Giá trị của các thông số pH, DO, COD, BOD5, độ cứng và Fe đem phân tích đều nằm trong giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT(cột A1) và QCVN 02:2009/BYT(cột II).
- Phân tích 6 mẫu nước ngầm: Giá trị các thông số pH, COD, độ cứng và Fe mang phân tích đều nằm trong giá trị cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT và QCVN 02:2009/BYT(cột II) chỉ có giá trị của COD mẫu 2 là lớn hơn 1,4 lần giá trị cho phép của QCVN 09:20098/BTNMT.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy chất lượng nước sinh hoạt người dân đang dùng chưa bị ô nhiễm gì nhiều. Nguồn nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân khi sử dụng.
5.2. Kiến nghị
- Cơ quan quản lý địa phương cần quan tâm hơn nữa vấn đề vệ sinh môi trường và chất lượng nguồn nước mà người dân đang sử dụng trên địa xã. - Cần có các đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên toàn địa bàn xã.
- Cần xây dựng bãi thu gom rác tập trung trên địa bàn xã.
- Hỗ trợ vốn và khuyến khích người dân chăn nuôi xây hầm bioga, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Đình Bạch (chủ biên), Nguyễn Văn Hải, “Giáo trình Hoá học môi
trường”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), “Giáo trình Tài nguyên nước”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Lợi (2010), “Bài giảng cơ sở khoa học môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Dư Ngọc Thành (2013), “Bài giảng Tài nguyên nước và khoáng sản”,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), “Giáo trình ô nhiễm môi trường”, Hà
Nội.
6. Báo cáo môi trường quốc gia (2012), “Môi trường nước mặt”.
7. Lý Thanh Hương (2013), “Nguồn nước ngầm đang ô nhiễm nghiêm trọng”.
8. Trung tâm TTKT – Viện Kinh tế TPHCM (2013), “Thực trạng khai thác
tài nguyên nước ở Việt Nam”.
9. Hà Nội Mới (2012), “Ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn: SOS!”.
10. H. Phong (2014), “Thiếu nước sạch 200.000 người bị ung thư mỗi năm”.
11. Thúy Quỳnh (2012), “Báo động đỏ tình trạng “khát” nước sạch tại
Việt Nam”.
12. Xuân Thắng (2013), “Cạn kiệt tài nguyên nước đe dọa nguồn sống toàn cầu”.
13. Phòng HLTT (2014), “Ngày Nước thế giới năm 2014 với chủ đề: “Nước
và năng lượng”.
14. Hà Trung (2012), “Ô nhiễm nước và một số bệnh liên quan đến nước”.
15. Anh Thư (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp) (2014),“Nước sạch và
những con số”.
16. Đào Trọng Tứ (2012), “Tham luận tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Hội thảo tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cho khách sạn.
17. UN Water 2014, “Ngày nước thế giới 2014: Nước và Năng lượng”.
18. Trần Thanh Xuân, “Tài nguyên nước Việt Nam và những thách thức trong
19. Một số trang web: http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/moitruong_connguoi/ch7.htm http://vov.vn/The-gioi/The-gioi-van-chua-quan-ly-duoc-viec-hop-tac-su- dung-nuoc/252854.vov http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=5&ID=1322 64&Code=YBUF132264
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN, THU THẬP THÔNG TIN VỀ NƯỚC SINH HOẠT
Người phỏng vấn...
Thời gian phỏng vấn: Ngày tháng năm 200...
Xin Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây
(hãy trả lời hoặc đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/bà)
Phần I. Thông tin chung:
1. Họ tên người cung cấp thông tin:……….Chữ ký………. 2. Nghề nghiệp:……….Tuổi:……..Giới tính:……….Trình độ văn hóa……….Dân tộc……….
3. Địa chỉ:
Thôn……….xã………….huyện……….tỉnh………
5. Số thành viên trong gia đình:...người
Phần II. Nội dung phỏng vấn
1. Hiện nay, nguồn nước gia đình Ông(Bà) đang sử dụng là:
Giếng đào sâu...m Giếng khoan ởđộ sâu...m
Nước máy Nguồn khác (ao, suối, nước khe)...
2. Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi bao nhiêu mét?
...
3. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hoặc hệ thống lọc: Không
Có, theo phương pháp nào………
4. Nguồn nước gia đình sử dụng hiện nay cho ăn uống có vấn đề về:
Không có Mùi...
5. Khi đun sôi nước để nguội Ông(Bà) có thấy ởđáy ấm nước có lớp cặn trắng không?
Không Có
6. Theo gia đình,nguồn nước hiện nay gia đình sử dụng có bị ô nhiễm hay không?
Không Có
7. Nếu nước bị ô nhiễm, thì theo gia đình nước ô nhiễm ở mức độ nào?
Ô nhiễm nghiêm trọng Ô nhiễm trung bình Ít ô nhiễm Không ô nhiễm
8. Nếu nước bị ô nhiễm theo Ông(Bà) thì nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do đâu?
...
9. Theo Ông (Bà) chất lượng nước sinh hoạt mà gia đình đang sử dụng có thay
đổi theo mùa không?
Không Có
Nếu có thì thay đổi theo mùa về: Màu Mùi, vị
Mực nước Khác...
10. Theo Ông (Bà) nước ở những con mương, suối ởđịa phương có bị ô nhiễm không?
Không Có
Nếu có ô nhiễm nguyên nhân do:
Nước thải sinh hoạt của người dân Rác thải sinh hoạt của người dân
Nước thải chăn nuôi Bao bì, vỏ thuốc BVTV
11. Trong gia đình Ông (Bà), loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra? Bao nhiêu người trong năm?
Bệnh đường ruột...người/năm Bệnh đau mắt... người/năm Bệnh ngoài da... người/năm Bệnh khác...
12. Gia đình Ông (Bà) có thường xuyên phải nhờ sự giúp đỡ của Y tế không? nếu có thì bao nhiên lần trong năm
Không Có với bình quân là...lần/năm
13. Gia đình Ông(Bà) nhận thông tin VSMT này từ nguồn nào?
Đài phát thanh địa phương Các phong trào tuyên truyền cổđộng
14. Theo Gia đình Ông(Bà) thì tình hình vệ sinh môi trường chung tại địa bàn như thế nào?
Tốt Ô nhiễm
Bình thường Rất ô nhiễm
Một số hình ảnh khảo sát thực tế
Hình 1: Rác thải sinh hoạt người dân vứt ra những con suối
Hình 3: Ống dẫn nước khe suối