3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đại Phú - huyện Sơn Dương -
tỉnh Tuyên Quang.
3.3.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Đại Phú - huyện
Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
- Tham khảo các tài liệu, đề tài đã được tiến hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,… qua số liệu ở các báo cáo kinh tế xã hội xã Đại Phú năm 2013.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu
- Lấy ngẫu nhiên 6 mẫu nước ngầm tại giếng đào, giếng khoan tại một số hộ gia đình trên địa bàn xã.
Bảng 3.1: Ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu nước mặt và nước ngầm STT Kí hiệu
mẫu
Ngày lấy
mẫu Vị trí lấy mẫu
1 NKS 17/03/2014 Nước khe suối cây Trám, núi Sáng
2 NN1 17/03/2014 Giếng đào nhà Bà Vũ Thị Lưu, thôn Đồng Sớm 3 NN2 17/03/2014 Giếng đào nhà Ông Vũ Hồng Thăng, thôn An Mỹ 4 NN3 17/03/2014 Giếng đào nhà Ông Hoàng Văn Nam, thôn
Cây Thông
5 NN4 17/03/2014 Giếng khoan nhà Ông Nguyễn Văn Hùng, thôn Tứ Thể
6 NN5 17/03/2014 Giếng khoan nhà Bà Vũ Thị Thu, thôn Thái Sơn Đông
7 NN6 17/03/2014 Giếng đào nhà Ông Vũ Văn Cường, thôn Hiệp Chung
Cách lấy mẫu:Lấy mẫu theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667 - 6:2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- TCVN 6663-11:2011(ISO 5667 - 11:2009) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
3.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Các phương pháp phân tích:
- pH: Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu.
- DO: Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu.
- COD: Phương pháp oxy hóa chuẩn độ bằng KMnO4.
- BOD5: Phương pháp cấy và pha loãng. - Độ cứng: Phương pháp chuẩn độ EDTA.
- Fe: Phương pháp so màu, sử dụng máy trắc qung UV - VIS.
3.4.4. Phương pháp phỏng vấn
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về thông tin nguồn nước gia đình sử dụng và đánh giá của người dân về chất lượng nước.
- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn ngẫu nhiên 105 hộ gia đình tại 7 thôn: Đồng Sớm, Hiệp Chung, Đồng Xay, An Mỹ, Cây Thông, Tứ Thể, Thái Sơn Đông.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra. Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu.
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Tổng hợp các kết quả phân tích được mang so sánh với các QCVN để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt xem có đạt QCVN hay không. Quy chuẩn Việt Nam được so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT, QCVN 09:2008/BTNMT và QCVN 02:2009/BYT.
- Xử lý các số liệu điều tra được trên phần mềm excel để đưa ra đánh giá, nhận xét chính xác đầy đủ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đại Phú nằm ở phía Nam huyện Sơn Dương, cách thị trấn trung tâm huyện khoảng 30 km, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Tuân Lộ.
+ Phía Nam giáp các xã Quang Sơn và Ngọc Mỹ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phía Đông giáp xã Sơn Nam. + Phía Tây giáp xã Phú Lương.
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.391,32 ha.
4.1.1.2. Địa hình
Xã Đại Phú có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 40 - 250 m: Cao ở phía Bắc (dãy núi Bầu) và phía Nam (dãy núi Sáng), thấp dần về trung tâm, nghiêng từ Tây sang Đông, đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và xây dựng.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Đại Phú có khí hậu thuộc vùng khí hậu Nam Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, có những đặc điểm sau:
Chế độ gió mùa:
Có sự phân biệt rõ rệt với hai hướng chính:
- Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 - 10, thời kỳ này thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 - 4 năm sau thời kỳ này thời tiết khô hanh, ít mưa.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình cả năm 23oC sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,5oC (tháng 7). - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 16,5oC (tháng 1).
Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm 1600 mm, phân bố không đều các tháng trong năm. Nhiều nhất các tháng 5-6-7-8, tháng 11-12 lượng mưa không đáng kể.
- Mùa mưa từ tháng 5-10 chiếm 90% lượng mưa cả năm.
- Mùa khô từ tháng 11- 4 năm sau chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm:
- Độẩm không khí cao, trung bình năm 84%. - Độ bốc hơi trung bình 753 mm.
4.1.1.4. Thủy văn
Xã Đại Phú không nằm trong vùng ảnh hưởng của các sông suối lớn Nam Sơn Dương như sông Phó Đáy, sông Lô. Trên địa bàn xã chỉ có một vài con suối nhỏ, về mùa mưa lưu lượng không đáng kể, mùa khô nước suối gần như bị cạn kiệt. Không có nơi nào trong xã bị ngập úng cục bộ; hàng năm không bị lũ quét.
Các hồ nhân tạo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp có dung tích lớn của Đại Phú là hồ Hoa Lũng, hồ Cây Sấu ở phía Bắc, hồ Hải Mô ở phía Nam.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã: 3391,32 ha, đã đưa vào sản xuất và sử dụng vào các mục đích khác nhau 100% diện tích. Trong đó đất nông nghiệp 3014,66 ha, chiếm 88,89% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế của xã.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Đại phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2013
TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 3391,32 100 1 Đất nông nghiệp NNP 3014,66 88,89 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1262,15 37,22 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1047,8 30,9 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 442,79 13,06 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 605,01 17,84 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 214,35 6,32 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1738,18 51,25 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1738,18 51,25 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 14,33 0,42
2 Đất phi nông nghiệp PNN 376,64 11,11
2.1 Đất ở OTC 64,46 1,9
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 64.46 1,9
2.2 Đất chuyên dùng CDG 191,89 5,66
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTG 0,9 0,03 2.2.2 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,75 0,05 2.2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 189,24 5,58 2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 3,5 0,1 2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 116,79 3,44
3 Đất chưa sử dụng CSD 0,02 0
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,02 0
Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 1.738,18 ha, chiếm 51,25% tổng diện tích tự nhiên của xã. Rừng với các loại cây trồng như bạch đàn, keo... động vật rừng hầu như không có.
Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt:
+ Xã Đại Phú không có nguồn nước sông chỉ có một suối tự nhiên bắt nguồn từ núi Bầu với lưu lượng rất nhỏ. Nguồn nước này thay đổi theo mùa, lượng nước dồi dào vào mùa mưa.
+ Ngoài ra còn có hệ thống các hồ nhân tạo rải rác trên địa bàn xã.
- Nguồn nước mạch nông:
+ Nguồn nước mạch nông ở xã Đại Phú rất dồi dào. Nguồn nước này cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã. Chất lượng nước sinh hoạt khá tốt.
+ Tuy nhiên trữ lượng và chất lượng nguồn nước này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào độ che phủ của rừng đầu nguồn, việc chăn thả gia súc và vị trí chuồng trại của các hộ gia đình.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm ở xã Đại Phú và khu vực lân cận chưa có số liệu điều tra cụ thể. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm tài nguyên nước ngầm, địa bàn xã nằm giữa hai đứt gãy sông Lô và sông Phó Đáy, nên khả năng có nước ngầm ở độ sâu 70 - 100m, với trữ lượng lớn là rất cao, trong tương lai có khả năng đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung đồng bộđảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân toàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành
a. Nông nghiệp
Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đại Phú theo thống kê năm 2013:
- Cây lúa: Tổngdiện tích gieo cấy cả năm là 725 ha, vụ xuânlà 320 ha,vụ mùalà 405ha, năng xuất bình quân đạt 54,6 tạ/ha, sản lượng 3.882,4 tấn.
- Cây ngô: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là: 121 ha, năng xuất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 605 tấn.
- Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là: 82 ha, năng suất đạt 22 tạ/ha, sản lượng 180,4 tấn.
- Cây đậu tương: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là: 19 ha, năng xuất đạt 19,7 tạ/ha, sản lượng 37,4 tấn.
- Cây mía nguyên liệu:
+ Tổng diện tích mía thu hoạch vụ ép năm 2012-2013 là 377,66 ha, năng suất đạt 45,35 tấn/ha, sản lượng đạt 17.126,9 tấn.
+ Tổng diện tích mía hiện có năm 2013 là 337 ha.
b. Lâm nghiệp
- Trồng rừng và khai thác rừng: Tổng diện tích rừng đã trồng là 135 ha, diện tích rừng khai thác 136 ha.
- Công tác bảo vệ rừng: Xã đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền và ký cam kết về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
c. Chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển, tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có là: 46.180 con. Trong đó: đàn trâu là 1.250 con, đàn bò 220 con, đàn lợn 9.060 con, đàn gia cầm 35.650 con.
Công tác thú y: Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, UBND xã đã chỉ đạo tổ chức tiêm phòng vác xin LMLM, tụ huyết trùng, dịch tả cho đàn gia súc.
Kết quả: Tổng số tiêm được 8.700 liều; trong đó: - Lở mồm long móng: 2.000 liều.
- Tụ huyết trùng: 500 liều. - Dịch tả: 6.000 liều.
- Tiêm phòng bệnh dại cho chó 173 liều, mèo 27 liều.
Tính đến 30/11/2013 đã kiểm soát giết mổ được 2.740 con gia súc, thu phí với số tiền là 19.600.000đ. Ước đến 31/12/2013 kiểm soát giết mổ được 2.990 con gia súc, thu phí được 21.350.000 đồng.
d. Thương mại, dịch vụ.
Trong năm 2013 trên địa bàn xã tiếp tục có sự phát triển nhanh mạnh về các cơ sở dịch vụ phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sử dụng của bà con nhân dân trong toàn xã, đây là một ngành có tiềm năng phát triển và mang lại hiệu quả thu nhập cao cho nhân dân; qua kết quả điều tra hiện nay trên địa bàn xã có trên 365 hộ kinh doanh dịch vụ.
4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Theo thống kê trong năm 2013 xã có 2527 hộ gia đình với tổng số dân là 10945 người. Mật độ dân số trung bình là 322,74 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của xã là 0,9%.
Tổng số người trong độ tuổi lao động của xã là 4947 người chiếm 45,2% dân số, trong đó: Lao động nữ: 2303 người, lao động nam: 2644 người.
Cơ cấu lao động phân bố không đều: Lao động nông nghiệp chiếm đến 95% lao động, còn lại là lao động trong dịch vụ, thương mại và các ngành khác.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Giao thông:
- Hệ thống giao thông trong toàn xã có tổng chiều dài 91,5 km. Nhìn chung, mạng lưới đường trên địa bàn xã đã hình thành khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên về mùa mưa có nhiều đoạn lầy lội, mùa khô bụi. Phần lớn các tuyến đều được hình thành tự nhiên, chưa được nắn tuyến, hạ và nâng độ cao ở những nơi có độ dốc lớn hoặc hay bị úng ngập trong mùa mưa.
Điện sử dụng:
- Đơn vị quản lý và cung cấp điện: Công ty Điện lực Tuyên Quang, Chi nhánh điện huyện Sơn Dương.
- Nguồn điện: Đường điện 35 KV, thuộc lưới điện Quốc gia chạy qua xã. - Sử dụng điện: Trên địa bàn xã hầu hết các hộ gia đình được sử dụng điện. Việc sử dụng điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và một số ít hộ kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Thủy lợi.
Hệ thống thủy lợi của xã không ngừng được cải tạo và nâng cấp. Các kênh mương chính được nạo vét, tu sửa để phục vụ nước tưới tiêu cho nông nghiệp trên địa bàn xã.
4.1.2.4. Văn hóa - xã hội
- Về giáo dục: Chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện, tỷ lệ học sinh học xong THPT tiếp tục được theo học các lớp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề ngày càng cao.
Trên địa bàn xã có 3 trường học: trong năm học 2012 - 2013 cả 03 trường đều đạt trường tiên tiến, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%, tỷ lệ học sinh chuyển cấp đều đạt 100%. Đã hoàn thành chương trình phổ cập Mầm non cho trẻ em 5 tuổi trong tháng 5/2013.
Tổng số học sinh năm học 2013 - 2014 là: 2.755 học sinh. Trong đó:
+ Mầm non: 25 lớp = 678 cháu với 37 giáo viên. + Tiểu học: 37 lớp = 887 học sinh với 43 giáo viên. + THCS: 19 lớp = 671 học sinh với 33 giáo viên.
- Về y tế: Nhìn chung trạm y tế xã đã có đầy đủ các trang thiết bị và các y bác sỹđể phục vụ công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Riêng cơ sở hạ tầng còn chưa đảm bảo để đạt tiêu chí Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 92%.
Trong năm 2013 đã tổ chức tiêm phòng đủ 06 loại vaccin cho trẻ từ 0- 60 tháng tuổi là 222 trẻ và sử dụng các biện pháp tránh thai cho 1.885 cặp vợ chồng. Có 10 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Trong năm đã khám và chữa bệnh cho 11.863 lượt người, trong đó, giới thiệu đi tuyến trên 1.367 trường hợp, còn lại 10.496 trường hợp là điều trị tại trạm và điều trị ngoại trú.
- Về Văn hóa: Phối hợp với Ủy ban MTTQ xã phát động và thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với chung sức xây dựng Nông thôn mới”. Số thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa là 22/27 thôn = 81,4%; tỷ lệ gia đình đạt “Gia đình văn hóa” là 88,6%. Tỷ lệ người dân được tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên là 30%. Tỷ lệ người dân được phổ biến tuyên truyền pháp luật đạt trên 90%.
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt theo kết quả phiếu điều tra
người dân
4.2.1.1. Một số thông tin chung về người dân được phỏng vấn bằng phiếu
điều tra
Bảng 4.2: Một số thông tin của người dân được phỏng vấn bằng phiếu