Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Đại Phú - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 55)

Các nguồn cung cấp nước hợp vệ sinh, sạch phải đảm bảo về các mặt kỹ thuật:

- Đối với giếng đào: Đào giếng cách xa nhà, chuồng nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh, hố rác ít nhất 10 m; thành giếng xây cao 0,8 m; giếng phải có nắp đậy; sân giếng dốc về phía rãnh thoát nước; rãnh thoát nước phải có độ dốc để tránh nước đọng gây mất vệ sinh và sinh ra ruồi muỗi, giun sán; nên lát nền sân giếng bằng gạch hoặc xi măng; có cọc hay giá để treo dụng cụ múc nước.

- Đối với giếng khoan: Lấy nước từ các mạch nước ngầm sâu 20m trở lên; nên khoan giếng xa nhà vệ sinh, hố rác, chuồng nuôi gia súc…; xây sân giếng và rãnh thoát nước để tránh ô nhiễm nguồn nước; nên có hàng rào, bể chứa nước để sử dụng nước thuận lợi, tiết kiệm.

- Máng nước lần (tự chảy): Nguồn nước được lấy từ khe núi đá, mạch lộ thiên dẫn về thôn xóm, nhà dân bằng máng nước (máng nước có thể bằng thân cây tre, nứa, cau, ống nhựa…); máng dẫn nước phải kín để tránh lá cây, bụi bẩn, phân súc vật rơi vào làm ô nhiễm nguồn nước; nên xây một bể lọc nước từ đầu nguồn rồi đặt hệ thống ống dẫn vào thôn xóm.

Để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm thì người dân không được vứt rác thải sinh hoạt, xác gia súc gia cầm chết, chất thải gia súc và của con người vào nguồn nước. Sử dụng đúng cách đúng liều lượng thuốc trà sâu và phân bón, xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải vào nguồn nước. Giữ gìn vệ sinh

môi trường xung quanh nguồn nước, có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước khi sử dụng.

Xử lý nước nhiễm đá vôi:

Nước nhiễm đá vôi gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống người dân sử dụng nguồn nước này. Nước nhiễm đá vôi khi sử dụng tạo một lớp cặn trắng ở đáy ấm, khi giặt quần áo cần nhiều xà phòng, dùng nước này lâu quần áo ngả màu vàng và nhanh bị hỏng. Người dân mà sử dụng nướcnhiễm đá vôi có dư lượng lớn để uống trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc tích tụ một lượng vôi lớn sẽ dẫn đến hiện tượng lắng cặn đường ruột, nếu để lâu sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đường tiết niệu. Chính vì vậy mà nguồn nước sử dụng của người dân bị nhiễm đá vôi cần có biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàn sức khỏe người dân. Sau đây là một số phương pháp xử lý nước nhiễm đá vôi:

- Phương pháp nhiệt

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:

2HCO3-→ CO32- + H2O + CO2

Ca2+ + CO3

2-→ CaCO3↓

NênCa(HCO3)2→ CaCO3↓ + CO2 + H2O

Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.

Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng:

Mg(HCO3)2→ MgCO3 + CO2 + H2O

Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng: MgCO3 + H2O → Mg(OH)2↓ + CO2

-Làm mềm nước bằng vôi và sođa (Na2CO3):

Làm mềm nước bằng vôi và sođa là phương pháp có hiệu quả đối với thành phần ion bất kỳ của nước. Khi cho vôi vào nước khử được độ cứng

canxi và magiê ở mức tương đương với hàm lượng của ion hyđrôcacbonat trong nước.

- Lọc RO (thẩm thấu ngược): Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan, không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể coi là tinh khiết. Tuy nhiên giá thành của thiết bị này khá cao, người dân không có điều kiện để mua sử dụng rộng rãi mà chỉ có một số gia đình có điều kiện kinh tế mới sử dụng.

Xử lý nước nhiễm sắt:

Nước nhiễm sắt khi người dân sử dụng cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Nước nhiễm sắt cao thường làm cho nước có mùi tanh, màu vàng, thường đục gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt ăn uống. Làm ố vàng quần áo khi giặt, mất đi mùi vị một số thực phẩm khi dùng nước bị nhiễm sắt. Nước chảy qua các ống nước thì gây lắng cặn lại gây gỉ sét, tắc ghẽn trong đường ống. Cần có phương pháp xử lý nước nhiễm sắt đảm bảo chất lượng nước cho người dân sử dụng. Sau đây là phương pháp xử lý sắt:

Lọc nước nhiễm sắt bằng bể lọc gia đình:

Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn: Ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa nước sạch, mỗi ngăn 0,35 - 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, ngăn lọc nhỏ nhất.

Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một sốđoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 - 10 cm) dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 - 0,85 mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn (0,15 - 0,3 mm) dày 20 cm. (Có thể đổ thêm một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của nước). Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn chứa nước sạch đến cạn kiệt, không làm phơi mặt cát. Ngăn chứa nước sạch có nắp đậy.

Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nướcsạch.

Hình 4.17: Mô hình sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm sắt

Khi sử dụng bể lọc nhiễm sắt mỗi tháng có một lần xả cặn, súc rửa ngăn lắng; hốt, rửa sạch lớp cát, dày khoảng 2 cm trên mặt bể lọc. Sau 6 - 7 tháng thì thay bằng lớp cát sạch (khoảng 6 cm) trên mặt. Sau một năm phải súc rửa ngăn nước sạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Đại Phú - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)