Canon và lợi thế cạnh tranh theo thời gian trong ngành kỹ thuật số

Một phần của tài liệu Bài tập thi môn quản trị chiến lược bằng một ví dụ cụ thể hãy phân tích chiến lược tập trung theo chi phí và theo khác biệt hóa điều kiện nào để thực hiện thành công chiến lược này (Trang 31 - 33)

b. Khả năng tạo sản phẩm mớ

2.3.2. Canon và lợi thế cạnh tranh theo thời gian trong ngành kỹ thuật số

Từ tình huống Canon-Nikon, và những phân tích thị trường ngành công nghệ kỹ thuật hình ảnh ta quay trở lại với câu hỏi đặt ra ở mục trên.

Canon có thể giữ được vị thế bền vững trong ngành kỹ thuật số bằng cách duy trì và

phát triển lợi thế cạnh tranh theo thời gian thông qua cải tiến cũng như khả năng kết hợp, tương tác các nguồn lực.

 Cụ thể đối với ngành công nghiệp camera:

Thị trường máy ảnh số ống kính rời DSLR đóng vai trò quan trọng với mọi hãng sản xuất máy ảnh do chưa đạt đến mức bão hoà và cung cấp các bức ảnh có chất lượng tốt hơn hẳn so với loại bỏ túi, và còn có thể thay đổi qua lại giữa nhiều ống kính phù hợp với từng

mục đích chụp, tốc độ hoạt động nhanh hơn, độ linh hoạt cao hơn do ống kính có thể thay đổi được, và chất lượng những bức ảnh chụp được cũng đẹp hơn. Người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng tìm tới loại máy này khi giá cả đã dần xuống tới mức chấp nhận được. Thị trường này tăng trưởng hàng năm khoảng 41% tương đương khoảng 7,45 triệu chiếc, cao hơn nhiều so với khoảng 22,7% (tương đương khoảng 123,3 triệu chiếc) của máy bỏ túi.

Xét về thị trường máy bỏ túi Canon cũng đang đối mặt với nhiều thách thức khi người tiêu dùng muốn mua máy mới nhưng giá thấp. Thêm vào đó là đe dọa từ các sản phẩm tích hợp có khả năng thay thế như điện thoại di động. Hiện tại Canon cố gắng giữ giá ở mức cao hơn trung bình, trong khi các đối thủ đều hạ giá.

Nếu tính chung cả máy ảnh compact và máy ảnh DSLR, Canon vẫn là thương hiệu đứng đầu, với 18,8% thị phần. Xếp tiếp theo lần lượt là Sony (16%), Kodak (9,6%), Samsung (9%), Nikon (8,4%) và Olympus (8,3%).

Trong tình thế hiện tại Canon nên ưu tiên tập trung vào thị trường DLSR hơn cả vì nó có tính sinh lời cao cũng như triển vọng lớn trong cải tiến các phụ kiện đi kèm body máy (một lens tốt có khẩu độ lớn giá có để gấp mấy lần body trong khi đã sắm máy thì phải sắm lens_mỗi lens lại hợp với một mục đích khác nhau). Việc cạnh tranh vị trí đứng đầu về DSLR với Nikon lúc này chưa cần thiết bởi đôi lúc công nghệ sẽ không thể phát triển toàn diện nếu chỉ có một công ty dẫn đầu và cạnh tranh quyết liệt không đem lại lợi ích gì cho việc phát triển ngành công nghiệp này trong tương lai. Canon có thể không ngừng tiếp tục cải tiến sản phẩm, cố tìm những cái mà Nikon chưa có hoặc yếu chứ không nhất thiết phải chạy theo.

Cũng cần nói thêm rằng theo thời gian các đối thủ có thể bắt chước thành công những người cải tiến _ nghĩa là ngoài việc phải không ngừng cải tiến Canon cần tiếp tục xây dựng được lòng trung thành nhãn hiệu để hỗ trợ cho quá trình quản trị, tạo những “khó khăn” ngăn cản sự tấn công của kẻ bắt chước và phải cải tiến hơn nữa trước khi bị bắt kịp.

Lợi thế cạnh tranh không còn là vấn đề mới mẽ, nhưng làm thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường ngày nay mới là điều quan trọng. Các doanh nghiệp phải luôn ý thức được rằng việc tạo ra lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đem lại mức lợi nhuận cao. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp luôn không ngừng tập trung vào các khối lợi thế cạnh tranh nền tảng, liên tục cải tiến sản phẩm, đáp ứng không ngừng những nhu cầu của khách hàng và xây dựng những rào cản nhằm giảm tối đa khả năng bắt chước, khả năng thay thế của đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Bài tập thi môn quản trị chiến lược bằng một ví dụ cụ thể hãy phân tích chiến lược tập trung theo chi phí và theo khác biệt hóa điều kiện nào để thực hiện thành công chiến lược này (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w