Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên dân cư

Huyện Quan Sơn có vị trí địa lý: 21006'15" - 20024'30" độ vĩ Bắc. 104036'30" - 105008'25" độ kinh Đông; là vùng đầu nguồn sông Mã, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 157km về phía Tây theo quốc lộ 47 và quốc lộ 217.

+ Phía Bắc giáp huyện Quan Hoá.

+ Phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh

+ Phía Tây và phía Nam giáp Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 93.017,03 ha, với 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn huyện lỵ, có 11 xã và một bản của xã Trung Hạ là vùng đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn 2; có 6 xã gồm 16

bản giáp biên giới với Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với 64km đường biên giới.

Địa hình là vùng đồi núi cao khó khăn hiểm trở, diện tích bề mặt bị chia cắt bởi sông Luồng và sông Lò, có nhiều dãy núi cao như Pù Mằn - Sơn Hà cao 1247m, Pa Panh - Sơn Điện - Sơn Lư cao 1146m đến 1346m, hướng núi thấp dần từ tây sang đông, độ dốc trung bình từ 250 đến 300 và có trên 90% diện tích là đồi núi. Do đó rất khó khăn cho việc đi lại nhất là về mùa mưa lũ.

Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và tiểu khí hậu do địa hình tạo nên, ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C; nhiệt độ cao nhất là 300C đến 390C; thấp nhất từ 40C đến 100C, có thời điểm xuống 00C (tại các điểm vùng cao). Độ ẩm trung bình là 86%.

Tổng dân số toàn huyện là 37.172 người (2012) trong đó nữ là 18.194 người, nam là 18.978 người; dân số nông nghiệp nông thôn là 32.916 người (6.986 hộ). Cư trú trên địa bàn của huyện có 4 dân tộc anh em là: Thái, Mường, Kinh và HMông.

Trong đó:

+ Dân tộc Thái 31.007 người chiếm 82,72%. + Dân tộc Mường 2.814 người chiếm 7,78% + Dân tộc Kinh 2.338 người chiếm 6,70% + Dân tộc Mông 1.013 người chiếm 2,80% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%.

Tổng số lao động là 22.115 người; trong đó lao động trong độ tuổi là 18.846 người, lao động nữ 9.316 người, có 91% là lao động lâm - nông nghiệp.

Trong đó:

- Lao động có việc làm không thường xuyên là 7.286 người.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 14%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 7,5%, chủ yếu là làm các cơ quan nhà nước.

Phân bố dân cư trên địa bàn rất thưa thớt bình quân 38,88 người/km2 và phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng và phong tục tập quán của địa phương.

Ngoài 4 địa điểm chính tập trung đông dân cư là: Tiểu khu km 22 thuộc xã Trung Tiến, thị trấn Quan Sơn km35, Tiểu khu 61 xã Sơn Điện, cửa khẩu biên giới Na Mèo, chủ yếu dân cư phân bổ dọc theo các triền sông, suối, nơi có điều kiện làm nương rẫy, ruộng nước, trên địa bàn có 99 chòm bản.

Huyện Quan Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của khu vực miền núi và tỉnh Thanh Hóa: với cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi và cửa khẩu tiểu ngạch Tam Thanh - Sầm Tớ, thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng biên giới, phát triển giao thương với nước bạn Lào. Xây dựng biên giới hoà bình, hợp tác và hữu nghị; có quốc lộ 217 nối các huyện đồng bằng với các trung tâm phát triển của tỉnh, với nước bạn Lào là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển du lịch, cho giao lưu hợp tác và liên kết phát triển đồng thời giữ vị trí rất quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng.

Tóm lại: Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của huyện, có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, nhất là lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, thủ công nghiệp, thuỷ điện nhỏ và thương mại, du lịch.

2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội

Tốc độ phát triển kinh tế bình quân là 7,77%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 6,63%, công nghiệp xây dựng 12,37%, du lịch 7,98%.

Cơ cấu kinh tế:

- Công nghiệp - xây dựng: 15% - Dịch vụ: 30%

Thu nhập bình quân đầu người đạt 9,2 triệu đồng/năm (bằng 1/2 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thanh Hóa).

Nhìn chung trong những năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn huyện tương đối ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giảm tỷ trọng trong Nông nghiệp tăng tỷ trọng trong Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp có bước chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng vật nuôi có xu hướng chuyển sang sản xuất hàng hoá. Dịch vụ tài chính ngân hàng từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước xoá đói, giảm nghèo.

Cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư xây dựng qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên. An ninh quốc phòng được giữ vững, đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.

Với vị trí và đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên đã có những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho giáo dục Quan Sơn nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

Thuận lợi: Thuận lợi cơ bản trước hết là môi trường giáo dục tương đối ổn định và thuần nhất, đời sống nhân dân dần được ổn định tạo điều kiện cho các gia đình chăm lo việc học tập của con cái. Truyền thống văn hoá lâu đời, tinh thần hiếu học của nhân dân Quan Sơn tác động không nhỏ đến quá trình học tập và rèn luyện, tới phong trào giáo dục học sinh, tới ý thức, động cơ của

thầy cô giáo, tạo động lực tốt cho đội ngũ CB, GV phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Tuy nhiên, về cơ bản, Quan Sơn vẫn là một huyện nghèo, diện tích tự nhiên rộng, địa hình phức tạp nên việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều bất cập, thiếu thốn; phong tục tập quán của đồng bào còn nhiều lạc hậu, trình độ dân trí thấp nên việc vận động học sinh và thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều khó khăn, phức tạp. Đặc biệt khó khăn hơn nữa là chất lượng học sinh THCS ở Quan Sơn tương đối thấp so với mặt bằng chung của cả tỉnh bởi đa số các em học sinh đều là dân tộc ít người sống ở vùng cao, chính vì vậy mà quá trình nâng cao chất lượng dạy học bậc THCS ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)