Cơ sở pháp lý của đề tài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Cơ sở pháp lý của đề tài

1.5.1. Định hướng của Đảng, của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và chất lượng quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Điều 35 Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước xã hội phát triển

giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

[20;28]. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh: “Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao đội

ngũ GV, thực hiện giáo dục toàn diện” [11;38].

Đại hội còn chỉ rõ: “Coi trọng hơn nữa các môn xã hội và nhân văn,

nhất là Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý và Văn hoá Việt Nam” [11;40].

1.5.2. Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Thanh Hóa, của huyện Quan Sơn

- Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 2- khoá VIII của Đảng về Giáo dục và Đào tạo do Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức khẳng định: “Cần tăng cường đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực cho đội

ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhanh chóng nâng cấp quản lý theo hướng dân chủ hoá tạo ra sự chủ động cho các địa phương, các nhà trường; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp” [39; 7].

- Nghị quyết Đại hội IV của BCH huyện Quan Sơn về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới” [2;5], chỉ rõ: Muốn dân thoát nghèo thì trước hết phải xoá được nạn

mù chữ trong nhân dân, vì vậy chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung nêu bật lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học Xã hội, trong đó có những nghiên cứu của các tác gia ở ngoài nước và trong nước, những công trình khoa học đã được công bố và áp dụng rộng rãi, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đã được công nhận.

Luận văn đã nêu và làm rõ hệ thống các khái niệm liên quan: Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường; Hoạt động dạy học, Hoạt động dạy học các môn Khoa học Xã hội; Chất lượng, Chất lượng dạy học; Giải pháp, Giải pháp quản lý; Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học Xã hội.

Chương 1 cũng phân tích sâu sắc công tác quản lý hoạt động dạy học các môn Khoa học Xã hội ở trường trung học cơ sở; các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học Xã hội ở nhà trường trung học cơ sở.

Những nghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔM KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w