đó có tất cả 11 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Nhìn chung, các loại thuốc BVTV được sử dụng ở xã Vân Hội đều có nguồn gốc sinh học.
4.2.2. Kết quảđiều tra hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân dân
Tại khu vực trồng rau sạch mỗi khi có sâu hại đều được cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện kiểm tra hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh và sử dụng hợp lý hóa chất BVTV nhưng kết quả đạt được không thật sự cao. Bên cạnh đó có nhiều hộ dân mua thêm để về trộn lẫn để phun. Dưới đây là kết quả điều tra các hộ gia đình tham gia mô hình sản xuất rau an toàn.
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV của người dân
STT Cách sử dụng Số hộ phỏng vấn Kết quả điều tra Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên sử dụng 35 7 20 2 Chỉ sử dụng khi cần thiết 35 28 80 3 Sử dụng theo cán bộ hướng dẫn 35 28 80 4 Sử dụng tùy theo lượng
sâu hại 35 6 17
5
Sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ và kết hợp thêm một số loại hóa chất BVTV khác.
35 1 3
6 Không sử dụng 35 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Theo kết quả điều tra cho ta thấy số hộ gia đình thường xuyên sử dụng hóa chất BVTV vẫn chiếm 20% như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng rau sạch trên địa bàn. Còn 28 hộ gia đình cho biết chỉ sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết chiếm 80%. Việc lựa chọn chủng loại hóa chất BVTV đã được người dân quan tâm đúng mức tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại hóa chất BVTV theo cán bộ hướng dẫn chiếm tới 80%, sử dụng theo lượng sâu hại 17%, chỉ còn lại 3% hộ gia đình tự ý mua thêm hóa chất BVTV để phun.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, người ta đòi hỏi chất lượng rau xanh phải an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, sản xuất rau với đặc thù thâm canh cao và tốc độ quay vòng lớn hơn so với nhiều các loại cây trồng khác. Vì vậy các nhà sản xuất rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc. Song song với việc đầu tư phân bón để tăng năng suất rau cung cấp cho thị trường thì công tác BVTV cũng hết sức quan trọng đối với người trồng rau. Theo điều tra đa số các hộ đều sử dụng hóa chất BVTV với liều lượng trạm BVTV cho phép và phun nhiều lần trong một vụ sản xuất, tuy đã có sự theo dõi và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nhưng phần lớn các hộ dân ở đây không đảm bảo thời gian cách ly hầu hết chỉ khoảng từ 6 - 12 ngày không theo quy định cụ thể đối với từng loại thuốc và từng loại rau. Qua điều tra các hộ trong vùng sản xuất rau an toàn tại xã Vân Hội -huyện Tam Dương cho kết quả cụ thể tại bảng thống kê dưới đây (Bảng 4.4).
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và thời gian cách ly cho một số loại rau tại xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc
STT Loại rau Số lần phun/ vụ Thời gian cách ly
(ngày) 1 Bắp cải 6 - 8 9 - 11 2 Cải Hồng Công 4 - 7 7 - 10 3 Cải củ 4 - 6 6 - 8 4 Cải thảo 7 - 10 10 - 13 5 Bí đao 13 - 15 13 - 15 6 Súp lơ 6 - 9 7 - 11 7 Cải ngọt 3 - 5 6 - 9 8 Cải ngồng 3 - 5 6 - 9 9 Xu hào 5 - 8 8 - 11 10 Cà chua 8 - 13 7 - 11 11 Cà pháo 6 - 9 7 - 12 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Theo kết quả điều tra cho thấy, số lần phun thuốc trong một vụ đối với một số loại rau chủ yếu thường khá cao, trung bình từ 7 - 12 lần, trong đó Bí đao, Cà chua được người dân đặc biệt quan tâm do thời tiết hay thay đổi, lượng sâu đục quả, bọ chích và cũng là loại cây dài ngày nên trung bình sẽ phun 10 - 15 lần. Sâu tơ và sâu ăn lá cũng là một vẫn nạn đối với người sản xuất nên cải thảo phun từ 7 - 10 lần, bắp cải phun từ 6 - 8 lần và súp lơ phun từ 6 - 9 lần. Tuy vậy cải ngồng, cải ngọt, cải củ, cải hồng công chỉ phun từ 3 - 6 lần/vụ. Mỗi loại rau xanh đều có đặc điểm riêng thu hút các loại sâu hại khác nhau, do đó để mang lại hiệu quả trong việc sản xuất, người dân luôn chú ý tới việc phòng trừ sâu bệnh cho các loại rau xanh trong mùa vụ.
Do đặc điểm chín không đồng loạt và vào thời gian nở rộ có thể thu hoạch một lần/ngày nên các hộ nông dân thu hoạch một số loại rau, củ, quả sớm hơn thời gian cách ly. Như Cà chua thì chỉ cách ly từ 7 - 11 hay các loại rau cải thì cách ly trung bình từ 6 - 11 ngày. Theo điều tra một số người dân, nếu thu hoạch đúng theo thời gian quy định của trạm bảo vệ thực vật và theo hướng dẫn của cán bộ địa phương thì rau sẽ bị già, bán không được giá hay sâu hại quay lại nên sẽ vừa tốn tiền thuốc và vừa không được rau ngon.
Tuy đã được cơ quan chức năng tư vấn cụ thể nhưng nhiều hộ gia đình trong dự án trồng rau an toàn vẫn còn sử dụng nhiều loại hóa chất BVTV bán trôi nổi trên thị trường nguyên nhân chủ yếu là do sự hiểu biết của người dân về mức độ độc hại của hóa chất BVTV và đảm bảo an toàn trong nông phẩm vẫn còn thấp. Nguyên nhân có thể dẫn ra là do hạn chế trong việc giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Ngoài ra, trình độ học vấn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới của nông hộ, điều này không phải hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, tuy nhiên đó có thể là cơ sở để giải thích cho sự hạn chế trên.
Hình 4.1. Tỷ lệ (%) các vấn đề liên quan tới hóa chất BVTV
Khi được hỏi về những vấn đề xoay quanh việc sử dụng hóa chất BVTV, đa số người dân tin tưởng và thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên trách bên cạnh đó nhiều hộ gia đình lo ngại rằng hóa chất BVTV có diệt trừ được sâu hại đối với loại rau mà họ đang trồng hay không, mức độ diệt trừ sâu hại và phòng trừ các loài sâu hại cao hay thấp nên một số hộ gia đình đó lại tiếp tục mua các loại thuộc trôi nổi trên thị trường về phun thêm để đảm bảo chắc chắn. Tuy là mô hình sản xuất rau an toàn nhưng vẫn còn 17,15% số hộ được điều tra ít quan tâm tới nguồn gốc của thuốc và 22,86% không tâm tới liều lượng khi sử dụng thuốc, nhưng bên cạnh đó thì việc ảnh hưởng của thuốc tới sức khỏe và nồng độ hóa chất trong thuốc còn tồn dư ở trong rau sau khi thu hoạch được đại đa số người dân quan tâm và số người dân không quan tâm chỉ chiếm dưới 10%
94.3 5.7 100 0 94.3 5.7 57 43 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
chọn trời mát đi giật lùi xuôi chiều gió biết đầy đủ
%
có không
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện kiến thức chọn thời tiết và hướng gió khi phun HCBVTV
Hiểu biết đầy đủ khi đi phun hóa chất BVTV đạt tỷ lệ khá cao 57%. Những người dân khi phun thuốc thực hiện theo tất cả những điều trên là những người có nhận thức cao về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cách sử dụng hóa chất BVTV sao cho đúng kỹ thuật. Để giảm thiểu tới mức tối đa việc tiếp xúc với thuốc BVTV nên 100% số người dân được phỏng vấn chọn cách đi giật lùi. Nhưng bên cạch đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân phun thuốc không chọn thời tiết mát hay nắng (5,7%). Trong 5,7% người dân này họ biết như vậy là không đúng, làm giảm hiệu quả của thuốc, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nhưng họ lý giải rằng họ phải phun cho một diện tích lớn trong một thời gian ngắn để còn làm những việc khác hoặc tiện công đi phun cho hết diện tích gieo trồng trong một lần đi phun. Hay vẫn còn người dân phun thuốc đi không xuôi chiều gió (5,7%) là vì họ đi như vậy cho nhanh.
Một số người dân chưa hiểu biết rõ về điều kiện sức khỏe khi đi phun thuốc. Bảng dưới đây sẽ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề này của người dân:
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun
Hiểu biết đầy đủ về điều kiện sức khỏe khi phun thuốc của người dân còn ở mức trung bình 54,28%. Đại đa số người dân được hỏi trả lời rằng khi có bệnh, mang thai và cho con bú không nên đi phun hóa chất BVTV tỷ lệ này chiếm 97%, tỷ lệ người dân đồng ý với việc người già, trẻ em không được đi phun thuốc chiếm 100%. Vẫn còn người dân cho rằng khi có bệnh, mang thai, cho con bú có thể đi phun hóa chất BVTV được là do họ chưa hoàn toàn nhận thức đúng, đầy đủ mức độ nguy hại của hóa chất BVTV, hoặc một số gia đình do không còn người đi phun nên bản thân họ là lao động chính vẫn phải đi phun khi mà biết sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bản thân. Như vậy khoảng hơn 37% người dân không biết phải đi khám định kỳ hay phun thuốc trong thời gian bao lâu thì phải nghỉ ngơi để tránh ngộ độc.
tỷ lệ (%) 62.58 37.15 0 Sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động Chỉ sử dụng một số loại dụng cụ bảo hộ lao động Không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động
Hình 4.4. Tỷ lệ sử dụng, dụng cụ bảo hộ lao động của người dân
Theo kết quả điều tra thì 100% số hộ gia đình sử dụng, dụng cụ bảo hộ lao động nhưng số hộ gia đình chỉ dùng một số dụng cụ bảo hộ lao động còn chiếm tỷ lệ khá cao 37,15%, chỉ có 62,58% hộ gia đình sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. Trên thực tế, một số người dân khi tiến hành pha hóa chất đã dùng tay không để đổ hóa chất từ túi nilon vào bình phun mà không có găng tay hay khẩu trang phòng hộ. Bên cạnh đó, nguồn nước được lấy để pha thuốc cũng là nguồn nước dùng để rửa tay, tưới rau và rửa dụng cụ phun thuốc. Đây là điều đáng lo ngại và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhiễm độc nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe con người xung quanh khu vực nguồn nước đó.
602812Sử d ụ ng đ… 602812Sử d ụ ng đ…
Tỷ lệ %
85,7 14,3
0
Đem đốt Thu gom riêng Vứt tại ruộng
Hình 4.5. Tỷ lệ xử lý bao bì hóa chất BVTV sau khi sử dụng
Một thực tế nữa cho thấy, ý thức của người dân sau khi sử dụng xong các loại hóa chất BVTV đã đem thu gom vào các hệ thông thu gom là rất cao 85,7% và không có người dân nào đem đốt bao bì thuốc BVTV nhưng vẫn còn 14,3% là vứt bừa bãi. Sau khi lấy thuốc ra khỏi bao bì, các vỏ thuốc được vứt lung tung và bừa bãi tại ngay cạnh ruộng rau, trên lối đi giữa các ruộng và tại các hệ thống nước cạnh khu vực trồng rau. Có đủ các loại bao bì sản phẩm từ vỏ nilon tới các vỏ chai. Nghiêm trọng hơn là tại các nguồn nước được sử dụng trong tưới tiêu cũng xuất hiện nhiều vỏ chai lọ và bao bì đựng hóa chất. Vấn đề này xảy ra thường xuyên tiếp diễn trên trồng rau an toàn tuy đã được cán bộ địa phương hướng dẫn thu gom và giải thích cho người dân về tác hại của việc vứt bừa bãi các vỏ bao bì hóa chất BVTV tới môi trường, tới sức khỏe của người dân xung quanh cũng như vật nuôi.
Người dân không hề biết rằng các vỏ bao bì sản phẩm của hóa chất BVTV là nguồn chất thải rắn thuộc danh mục chất thải độc hại cần được thu gom, xử lý đúng quy định. Biện pháp chôn lấp để xử lý bao bì hóa chất được khuyến cáo là tránh gây nguy hiểm cho con người và ô nhiễm môi trường, thế nhưng rất ít người sử dụng cách này.
Để tăng cường nhận thức và kiến thức cho người dân khi sử dụng HCBVTV, các ban ngành chức năng đã tổ chức các buổi họp, giao lưu, hội nghị
để tuyên truyền và hướng dẫn người dân. Sự tham gia của người dân được thể hiện ở bảng dưới đây:
48.6 51.4 100 0 14.3 85.7 0 20 40 60 80 100
Thảo luận trao đổi kinh nghiệm sử dụng thuốc
BVTV
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân
sử dụng thuốc BVTV
Công tác quản lý có cần thay đổi hay không
%
CÓ KHÔNG
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng HCBVTV, BVMT và ý kiến của người dân về công tác quản lý
Như vậy, mức độ tham gia của người dân vào các buổi trao đổi kinh nghiệm, hội nghị, tuyên truyền do cán bộ khuyến nông tổ chức đạt 100%. Có thể nói đây là một thành công của các cơ quan chức năng. Nhưng việc thảo luận theo một nhóm nhỏ tự trao đổi với nhau còn ở mức thấp (48,6%), còn 51,4% số hộ được phỏng vấn thì cho rằng việc trao đổi theo nhóm hiệu quả sẽ không cao và có tới 14,3% người dân trên tổng số 35 người dân được phỏng vắn cho rằng cần thiết phải thay đổi cách sử dụng và xử lý bao bì đựng hóa chất sau khi sử dụng thay cho cách làm hiện nay của địa phương để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm. Còn lại 85,7% người dân cho rằng cách sử dụng và xử lý bao bì hóa chất như vậy là phù hợp rồi, họ không thấy có gì ảnh hưởng lớn nên không cần thiết phải thay đổi. Một số lượng nhỏ người dân chưa nhận thức rõ tác hại của hóa chất BVTV nếu không được sử dụng và thải bỏ một cách hợp lý. Có thể nói đây là một lỗ hổng lớn trong công tác truyền thông về môi
trường tại địa phương, và qua đây ta cũng nhận thấy sự hợp tác giữa các ban ngành còn hạn chế. Vì vậy cần có sự liên hệ chặt chẽ hơn nữa trong nội bộ các nhà lãnh đạo, các ban ngành bắt tay với nhau cùng tìm ra hướng giải quyết cho vấn nạn này.