7. Những đóng góp của đề tài
2.2.1. Bàitập tình huống về xác định mục tiêu bài học
BTTH 1:
Một SV khi soạn bài “Sắt” đã xác định mục tiêu dạy học nhƣ sau:
Kiến thức:
+ Biết đƣợc vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử.
+ Biết cách làm thí nghiệm sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử, viết phƣơng trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của sắt.
Thái độ:
+Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.
+Rèn cho HS đức tính ham học hỏi, biết cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều mặt, biết cách nhận xét, tìm ra bản chất của vấn đề.
+ Nhận thấy bộ môn hóa học rất thiết thực, gắn liền với công nghệ và đời sống.
Câu hỏi:
a. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu dạy học nhƣ trên đã đúng chƣa? Vì sao?
b. Anh (chị) xác định mục tiêu bài soạn trên nhƣ thế nào?
c. Hãy chọn các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ) thuộc bộ môn mà anh (chị) sẽ giảng dạy.
Hướng dẫn giải quyết
a. Cách xác định mục tiêu dạy học nhƣ trên là chƣa đúng bởi vì trong mục tiêu về kiến thức đã sử dụng cụm từ “Biết cách làm thí nghiệm sắt tác dụng với dung dịch CuSO4”. Đây là mục tiêu về kĩ năng không phải mục tiêu về kiến thức.
b. Cần sửa lại nhƣ sau:
Kiến thức
- Biết đƣợc vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử.
- Biết đƣợc tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của sắt.
Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử, viết phƣơng trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất của sắt.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm.
Rèn luyện khả năng học tập theo phƣơng pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.
Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.
- Nhận thấy bộ môn hóa học rất thiết thực, gắn liền với công nghệ và đời sống.
c. Các từ để diễn tả mục tiêu dạy học +Kiến thức: Nắm đƣợc, biết, hiểu... +Kĩ năng: Vẽ, tính đƣợc, làm đƣợc... + Thái độ: có hứng thú, nhiệt tình... BTTH 2:
Một SV soạn bài “Đồng và một số hợp chất của đồng” đã xác định mục tiêu dạy học nhƣ sau:
1. Kiến thức
- Biếtđƣợc tầm quan trọng của đồng trong đời sống.
- Biết đƣợc vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lý, ứng dụng của đồng.
2. Kĩ năng
- Viết đƣợc phƣơng trình phản ứng minh họa tính chất của Cu và hợp chất của Cu.
- Sử dụng và bảo quản đồng hợp lý dựa vào các tính chất vật lý của nó. - Làm các BT tính toán.
3. Thái độ
Biết đƣợc tầm quan trọng của Cu. Từ đó bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Câu hỏi:
Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu dạy học nhƣ trên đã đúng chƣa? Vì sao?
a.Anh (chị) xác định mục tiêu bài soạn trên nhƣ thế nào?
b.Hãy chọn các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ) thuộc bộ môn mà anh (chị) sẽ giảng dạy.
Hƣớng dẫn giải quyết:
a. Cách xác định mục tiêu dạy học nhƣ trên là chƣa đúng bởi vì trong mục tiêu về kiến thức đã sử dụng cụm từ: “Biết đƣợc tầm quan trọng của đồng trong đời sống”.
Đây là mục tiêu về thái độ chứ không phải mục tiêu về kiến thức. b. Cần sửa lại nhƣ sau:
Về kiến thức:
HS biết
-Vị trí, cấu hình electron,tính chất vật lý, ứng dụng của đồng. - Tính chất của CuO, Cu(OH)2, và CuSO4.5H2O.
HS hiểu: Tại sao Cu có tính khử yếu?
Về kĩ năng
- Viết đƣợc phƣơng trình phản ứng minh họa tính chất của Cu và hợp chất của Cu.
- Sử dụng và bảo quản đồng hợp lý dựa vào các tính chất vật lý của nó. - Làm các BT tính toán.
Về thái độ
Biết đƣợc tầm quan trọng của Cu. Từ đó bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. c.Các từ để diễn tả mục tiêu dạy học
Về kiến thức: Nắm đƣợc, hiểu, biết…
Về kĩ năng: Vẽ, tính đƣợc, nhận biết đƣợc, giải thích đƣợc, so sánh đƣợc, vận dụng, ứng dụng…
BTTH 3:
Một SV khi soạn bài: “Hợp kim của sắt” đã xác định mục tiêu dạy học nhƣ sau:
Kiến thức:
+ Biết phân loại, tính chất, ứng dụng của gang và thép. + Biết nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang và thép. + Biết một số phƣơng pháp luyện gang và thép.
+ Biết giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của gang, thép.
+ Viết phƣơng trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.
Kĩ năng
+ Vận dụng kiến thức về tính chất hóa học của sắt và các hợp chất của sắt để giải thích các quá trình hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và thép.
+ Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ… rút ra nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.
Thái độ
Có ý thức và biết cách sử dụng, bảo vệ các vật bằng gang, thép.
Câu hỏi:
a. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu dạy học nhƣ trên đã đúng chƣa. Vì sao?
b. Anh (chị) xác định mục tiêu bài soạn trên nhƣ thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
a. Cách xác định mục tiêu dạy học nhƣ trên là chƣa đúng bởi vì trong mục tiêu về kiến thức đã sử dụng cụm từ “Viết phƣơng trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong lò luyện gang, thép”. Đây là mục tiêu về kĩ năng không phải mục tiêu về kiến thức.
Trong mục tiêu về kiến thức đã sử dụng cụm từ “Biết giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của gang, thép”. Đây là mục tiêu về thái độ, không phải mục tiêu về kĩ năng.
b. Cần sửa lại
Kiến thức:
HS biết:
+ Biết thành phần nguyên tố trong gang và thép.
+ Biết phân loại, tính chất, ứng dụng của gang và thép. + Biết nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang và thép. + Biết một số phƣơng pháp luyện gang và thép.
Kĩ năng
+ Vận dụng kiến thức về tính chất hóa học của sắt và các hợp chất của sắt để giải thích các quá trình hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và thép.
+ Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ… rút ra nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.
+ Viết phƣơng trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.
Thái độ
+ Biết giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của gang, thép.
+ Có ý thức và biết cách sử dụng, bảo vệ các vật bằng gang, thép.