N (mg%) = {1,42 * (V1-V2)*100/a}*2
3.9.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh khối của các chủng
chọn
3.9.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh khối của các chủng vi khuẩn. vi khuẩn.
Để thăm dò ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến mật độ tế bào của 3 chủng vi khuẩn được tuyển chọn chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng này ở nhiệt độ phòng, trên môi trường BMS, pH được điều chỉnh đến 6,8 sau đó tiến hành đo OD660nm ở các mức thời gian khác nhau 24h, 48h, 72h, 96h để xác định mật độ tế bào. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.10.
Bảng 3.10 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh khối của các chủng đã tuyển chọn.
Thời gian Mật độ tế bào (tổng số tế bào x109/ml)
P. nitroreducens B. cenocepacia P.entomophil a 24h 1,32j 1,47h 1,40i 48h 2,29d 2,68a 2,20e 72h 1,92g 2,46b 2,37c 96h 1,90g 2,10f 1,87g
ANOVA Chủng vi khuẩnThời gian ****
TG và chủng vi khuẩn
**
LSD(Alpha=0,01) 0,063
CV% 1,68
Bảng số liệu tính theo cột dọc
Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Kết quả xử lý số liệu bảng ANOVA cho thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa sinh khối của các chủng vi khuẩn được nuôi cấy các mức thời gian khác nhau, tần số biến động chỉ số sinh khối của vi khuẩn (CV%) = 1,68.
Từ bảng trắc nghiệm phân hạng với mức ý nghĩa 0,01 chúng tôi có những kết luận sau: Sau 48h nuôi cấy mật độ tế bào của chủng Pseudomonas nitroreducens đạt cực đại (2,29x109tế bào/ml).
Sau 48h nuôi cấy mật độ tế bào của chủng Burkholderia cenocepacia đạt cực đại 2,68x109tế bào/ml.
Sau 48h -72h nuôi cấy mật độ tế bào của chủng Pseudomonas entimophila không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,01. Vì vậy thời gian thuận lợi nhất cho chủng này phát triển là 48h-72h (2,19-2.38x109 tế bào/ml).