Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học chương Cảm ứng điện từ SGK Vật lý 11 nâng cao (Trang 131)

Thông qua việc dạy thực nghiệm chúng tôi có một số nhận xét sau:

Lớp thực nghiệm

1. Về phía giáo viên:

- Giáo viên đã cố gắng tạo ra những điều kiện xuất phát cần thiết cho học sinh có cơ sở định hướng suy nghĩ của mình, các tình huống học tập đã được sử dụng vừa sức học sinh và đưa ra các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm diễn ra đúng dự kiến qua việc cho học sinh tự tiến hành thí nghiệm qua các câu hỏi hướng dẫn đã có tác dụng cho học sinh tự xây dựng kiến thức mới.

- Thời gian để giảng dạy cần chú ý vì có nhiều thí nghiệm do đó giáo viên cần chủ động bố trí các thí nghiệm trước giờ học.

- Các tiết dạy thực nghiệm đã lôi cuốn được học sinh hứng thú học tập và quen dần với cách làm việc khoa học, thông qua việc tiến hành thực nghiệm tạo tình huống có vấn đề, xây dựng giả thuyết và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết làm cho học sinh hứng thú học tập, gây được lòng tin.

- Tiến trình dạy học như đã soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế dạy học.

2. Về phía học sinh:

Sơ bộ đánh giá sự tiến bộ của các kỹ năng của học sinh qua ba bài thực nghiệm sư phạm.

- Đã hình thành được thói quen hoạt động nhận thức trong học tập theo các giai đoạn của PPTN. Càng ở bài sau, sự tập trung chú ý, tính tích cực, chủ động, tính sáng tạo của học sinh càng được nâng cao.

- Đã biết dự đoán và đưa ra các dự đoán có căn cứ hợp lí trên cơ sở huy động được vốn kinh nghiệm và nhất là sử dụng được vốn kiến thức, kỹ năng đã học ở bài trước. Tỷ lệ học sinh tham gia dự đoán và tính tìm tòi sáng tạo trong các dự đoán được nêu ra ngày càng cao hơn.

- Đưa ra các phương án thí nghiệm dễ thực hiện và có tính khả thi. Một số thí nghiệm các em đề xuất làm giáo viên bất ngờ và thực sự hứng thú đối với học sinh. Tỷ lệ học sinh tham gia đề xuất phương án TNKT và mức độ tự lực sáng tạo trong các đề xuất cũng ngày càng cao hơn ở các bài về sau của mỗi đợt TNSP.

- Vận dụng kiến thức ngày một tốt hơn, mức độ vận dụng sáng tạo kiến thức có tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ học sinh tham gia vào quá trình vận dụng kiến thức và vận dụng ở các mớc độ đòi hỏi sáng tạo cũng được nâng dần trong quá trình thực nghiệm.

Bảng 3.4. Thống kê các mức độ học sinh hoạt động tự lực trong quá trình sử dụng PPTN của các lớp thực nghiệm trong đợt TNSP

Mức độ

Bài 38 Hiện tượng cảm ứng điện từ- Suất điện động cảm ứng (tiết 1)

Bài 38 Hiện tượng cảm ứng điện từ- Suất điện

động cảm ứng (tiết 2) Bài 40 Dòng điện Fu-cô Dự đoán 1 GT1: 75% 81% 83% 2 GT2: 51% 3

Đề xuất TNKT 1 79% 98% 2 51% 57% 3 ứng dụng kiến thức 1 90% 100% 100% 2 60% 70% 74% 3 22% 35% Lớp đối chứng

1. Về phía giáo viên:

- Những câu hỏi của giáo viên chưa nêu được tình huống có vấn đề, chưa tạo điều kiện để học sinh dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm.

- Giáo viên không tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, tự rút ra kết luận, khi dạy chủ yếu là thuyết trình, thông báo kiến thức trọng tâm của bài.

- Không khí học tập kém sôi nổi, ít phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức.

- Phần vận dụng, giáo viên chỉ chú ý đến một số học sinh học khá giỏi sao cho các em tìm ra đúng kết quả bài toán, làm cho những học sinh khác thụ động chấp nhận kiến thức mà không đưa ra được chính kiến của mình.

2. Về phía học sinh:

- Học sinh ít phát biểu, chỉ thụ động ghi chép.

- Chưa có sự trao đổi tranh luận giữa các học sinh và các nhóm. - Phần vận dụng, học sinh trả lời hời hợt, không rõ ràng.

- Một số học sinh làm việc riêng, mất trật tự chưa chú ý vào bài học.

Từ những kết quả ghi nhận được trong các giờ thực nghiệm chúng tôi thấy tiến trình dạy học như đã soạn thảo theo các giai đoạn của PPTN tạo được hứng thú đối với học sinh, làm cho học sinh tự lực tham gia xây dựng kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập và bồi dưỡng NLST đáp ứng được mục đích của đề tài.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học chương Cảm ứng điện từ SGK Vật lý 11 nâng cao (Trang 131)