Sử dụng thí nghiệm Vật lí trong dạy học theo các giai đoạn

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học chương Cảm ứng điện từ SGK Vật lý 11 nâng cao (Trang 50)

của PPTN[3].

Thí nghiệm Vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể nhận được tri thức mới. Thí nghiệm không thể thiếu khi dạy học theo các giai đoạn của PPTN nhưng không có nghĩa khi dạy học theo các giai đoạn của

PPTN thì chỉ đơn thuần là làm thí nghiệm một cách mò mẫm ngẫu nhiên.

1.4.1. Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học Vật lí.

Thí nghiệm Vật lí được dùng trong dạy học Vật lí ở trường THPT gồm hai loại: Thí nghiệm biểu diễn (thí nghiệm do GV tiến hành là chính, tuy nhiên có thể có sự hỗ trợ của HS) và thí nghiệm thực tập (thí nghiệm do HS tự tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV).

- Thí nghiệm biểu diễn được GV tiến hành ở trên lớp, trong các giờ học nghiên cứu kiến thức mới và có thể ở các giờ học củng cố kiến thức của HS. Thí nghiệm biểu diễn có các loại sau: thí nghiệm mở đầu, thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng, thí nghiệm củng cố. - Thí nghiệm thực tập của HS do HS tự tiến hành trên lớp (trong phòng thí nghiệm), ngoài lớp, ngoài nhà trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau.

1.4.2. Vị trí và vai trò của thí nghiệm Vật lí trong tiến trình dạy học theo các giai đoạn của PPTN.

Thí nghiệm kết hợp với sự phân tích lí thuyết sẽ làm cho HS hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa các khái niệm, định luật khái quát với thực tiễn, làm kiến thức mà HS thu được vững chắc hơn. Đồng thời góp phần phát triển tư duy Vật lí ở HS.

Thí nghiệm Vật lí là một yếu tố không thể thiếu trong giai đoạn 4 của PPTN để kiểm tra hệ quả của GT. Ngoài ra thí nghiệm có thể dùng trong giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 5 của PPTN.

- Có thể dùng thí nghiệm trong giai đoạn 1 của PPTN để tạo tình huống có vấn đề: Đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng thí nghiệm để

tạo tình huống có vấn đề. Do kết quả thí nghiệm mâu thuẫn với kiến thức đã biết, với kinh nghiệm sẵn có hoặc trái ngược với sự chờ đợi của HS nên nó tạo ra nhu cầu, hứng thú tìm tòi kiến thức mới.

- Thí nghiệm hỗ trợ để đề xuất GT trong giai đoạn 2 của PPTN: Thông qua các dữ kiện thu được từ thực nghiệm kết hợp với năng lực sáng tạo để đề xuất vấn đề.

- Thí nghiệm được dùng trong giai đoạn 4 của PPTN: đây là giai đoạn của PPTN mà không thể thiếu thí nghiệm. Sau khi hệ thống các dữ liệu thu được thì thí nghiệm sẽ khái quát hoá, quy nạp để từ đó kiểm tra tính đúng đắn của GT hoặc hệ quả logic rút ra từ GT đã đề xuất, hình thành kiến thức mới.

- Thí nghiệm được sử dụng trong giai đoạn cuối cùng của PPTN: Thí nghiệm góp phần củng cố nhằm mục đích đào sâu, mở rộng các kiến thức đã biết của HS, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, thực tiễn, giúp HS thấy được các biểu hiện trong tự nhiên, các ứng dụng trong đời sốngvà sản xuất của các kiến thức này.

1.4.3. Vai trò của thí nghiệm khi dạy học theo các giai đoạn của PPTN đối với việc phát triển toàn diện nhân cách của HS.

-Thí nghiệm là phương tiện để nâng cao chất lượng về kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về Vật lí của HS

Vì thí nghiệm xuất hiện trong các quá trình nghiên cứu các hiện tượng, quá trình Vật lí xây dựng các định luật, các thuyết Vật lí...Nên nó là phương tiện góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của HS theo các dấu hiệu: tính chính xác, tính khái quát, tính hệ

thống, tính bền vững và tính vận dụng của kiến thức. Mặt khác, trong các thí nghiệm do tự mình tiến hành, HS được rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo thí nghiệm như: sử dụng, bố trí các dụng cụ thí nghiệm, xử lí các kết quả thí nghiệm...Đồng thời thông qua tiến hành thí nghiệm có thể tăng dần mức độ yêu cầu về mặt kỹ năng kỹ xảo đối với HS.

- Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập Vật lí, tổ chức qúa trình học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của HS

Quá trình làm việc tự lực với thí nghiệm của HS sẽ khêu gợi sự hứng thú nhận thức, lòng ham muốn nghiên cứu, tạo niềm vui của sự thành công khi giải quyết được nhiệm vụ đặt ra và góp phần phát triển động lực quá trình học tập, rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS. Trong chu trình sáng tạo Vật lí, sự sáng tạo thể hiện nhiều nhất ở hai khâu: Đưa ra dự đoán (xây dựng GT) và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra. Để có thể đề ra được một phương án thí nghiệm kiểm tra, HS không những phải huy động những kiến thức Vật lí đã có mà còn những kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày hay từ những môn khác nữa. Tính từ những giai đoạn này, thông qua yêu cầu của thí nghiệm mà rèn luyện khả năng sáng tạo của HS.

- Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc tập thể khác nhau, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của HS

Các thí nghiệm do các nhóm HS phối hợp tiến hành, muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự phân công phối hợp những công việc tự lực của mỗi cá nhân trong tập thể. Chính trong quá trình

làm thí nghiệm, cùng nhau cố gắng giải quyết những nhiệm vụ đặt ra đồng thời diễn ra một quá trình bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, xây dựng các chuẩn mực hành động tập thể ở mỗi HS.

Kết luận chương 1

Xuất phát từ việc nghiên cứu phát huy tính sáng tạo, tính tích cực của HS trong học tập và vận dụng các quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, đề tài nhận thấy rằng con đường hữu hiệu nhất để phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Vật lí là tổ chức hoạt động dạy học theo các giai đoạn của PPTN.

Hướng dẫn HS sử dụng PPTN trong học tập Vật lí sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo, tính độc lập tự chủ của HS trong học tập.

Trên cơ sở lí luận đã trình bày, chúng tôi đã dưa ra nội dung của PPTN và cách tổ chức dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo PPTN. Để rèn luyện cho HS sử dụng PPTN theo hướng nâng cao chất lượng học tập và phát triển năng lực sáng tạo thì cần phải thực hiện tiếp những vấn đề sau:

-Xây dựng sơ đồ cấu trúc lôgic nội dung và mạch phát triển kiến thức của một chương hoặc phần kiến thức, từ đó làm cơ sở để soạn thảo tiến trình dạy học theo các giai đoạn của PPTN.

- Rèn luyện cho HS hoạt động nhận thức theo các giai đoạn của PPTN trong việc xây dựng kiến thức mới. Trong quá trình này GV cần xác định kiến thức nào mà HS đã biết, biết đầy đủ chưa. Từ đó xác định giai đoạn nào phát huy được tính sáng tạo, tích cực của HS.

- Cơ sở lí luận của đề tài sẽ được thể hiện qua đánh giá sơ bộ kết quả thực nghiệm sư phạm ở chương III của luận văn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học chương Cảm ứng điện từ SGK Vật lý 11 nâng cao (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)