Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công của tỉnh hà giang (Trang 67)

Thứ nhất, do địa hình hiểm trở, suất đầu tƣ lớn, nhiều dự án trong quá trình thi công đã hoàn thành nhƣng do địa chất và ảnh hƣởng của thiên tai, phải khắc phục hoặc phải điêì chỉnh lại dự án, nên nhiều dự án triển khai chậm. Bên cạnh đó là do thay đổi cơ chế chính sách về chi phí nhân công, ca máy, giá nguyên nhiên vật liệu vv... việc quyết định đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn Trung ƣơng bổ sung có mục tiêu do các địa phƣơng quyết định; tuy nhiên, về nguồn vốn đầu tƣ do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thẩm định và quyết định nên đối với các dự án không đƣợc Bộ chấp thuận sẽ gây lãng phí chi phí lập dự án đầu tƣ.

Thứ hai, mục tiêu, nhiệm vụ của nhiều chƣơng trình từ Trung ƣơng rất cao, nhƣng nguồn vốn hạn hẹp, song tỉnh vẫn phải triển khai để thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình, nhƣ: Nghị quyết 30a/CP, chƣơng trình 135, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, Chƣơng trình di chuyển ổn định dân cƣ, Chƣơng trình cứng hóa đƣờng giao thông đến trung tâm xã; hiện đại hóa công

sở và trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính các cấp; đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế v.v... Năm 2009, Chính phủ có chủ trƣơng kích cầu đầu tƣ, tăng hỗ trợ cho các địa phƣơng để khởi công mới một số dự án trọng điểm, cấp bách, nhất là các dự án di dân, kè chống sạt lở...; những dự án đƣợc đầu tƣ chƣa kịp hoàn thành thì đến năm 2011 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về thắt chặt đầu tƣ, vốn bố trí không đủ để thanh toán cho giá trị khối lƣợng đã hoàn thành cho các dự án đã đƣợc đầu tƣ các năm.

Thứ ba, các dự án đƣợc đầu tƣ từ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu Trung ƣơng giao chi tiết danh mục dự án/CT, thực tế hiện nay đa số các dự án hoàn thành trên địa bàn tỉnh Hà Giang không đủ điều kiện để tiếp tục đƣợc bố trí vốn, do đã quá thời gian bố trí vốn (theo quy định tại Chỉ thị 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 và Chỉ thị 19/CT-TTg, ngày 18/06/2012 các dự án nhóm C thời gian bố trí vốn không quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm), nên vốn thiếu phải đƣợc bố trí từ nguồn cân đối ngân sách địa phƣơng; nhƣng do nguồn vốn trung ƣơng bổ sung trong cân đối NSĐP, cũng nhƣ nguồn thu ngân sách tại địa bàn còn hạn chế, nên không đảm bảo việc bố trí vốn để giải quyết nợ đọng XDCB theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Việc phân cấp nguồn vốn (nhƣ 30a, 135, nông thôn mới, cân đối ngân sách....) để tạo tính chủ động cho các huyện, TP; Tuy nhiên tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vƣợt khả năng cân đối vốn, bố trí vốn còn dàn trải, kéo dài, chƣa xác định phân kỳ vốn đầu tƣ; do vậy vấn đề xử lý nợ đọng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có tình trạng nợ XDCB có chiều hƣớng gia tăng.

Thứ tƣ, do muốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, sớm đƣa dự án vào sử dụng nên nhiều dự án thi công vƣợt mức vốn kế hoạch đƣợc giao. Một số chủ đầu tƣ triển khai thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ, Công văn số 41/UBND-KT ngày 06/01/2014 của UBND Tỉnh về việc tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nƣớc chƣa thật sự nghiêm túc, nhiều dự án đã

số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ NSNN và vốn TPCP, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phƣơng; Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 17/10/2012 của UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB trên địa bàn Tỉnh, chƣa đƣợc lãnh đạo một số huyện, ngành, chủ đầu tƣ quan tâm chỉ đạo; Công tác thống kê, tổng hợp, xác định số lƣợng dự án và số nợ XDCB còn lúng túng; phƣơng án xử lý nợ đọng hàng năm còn chung chung, không cụ thể, dẫn đến số liệu tổng hợp nợ XDCB và kết quả xử lý nợ qua các năm, cũng nhƣ các tài liệu liên quan đến công tác xử lý nợ chƣa chính xác.

Thứ năm, nguyên nhân từ năng lực bộ máy, cán bộ. Năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn bất cập về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng. Trình độ quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan đƣợc giao chủ đầu tƣ lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý ĐTXD. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lƣợng, cán bộ chƣa ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ của khoa học và công nghệ. Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thoát, lãng phí vốn ĐTXD từ NSNN. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập, nên chƣa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ sáu, trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn còn thiếu chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch sai, quyết định đầu tƣ thiếu căn cứ, phê duyệt dự toán không khoa học, thiếu chính xác, quyết định đầu tƣ dàn trải, để tình trạng nợ đọng tại các công trình, dự án. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra chƣa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho việc thất thoát vốn NSNN tại các công

trình ĐTXDCB. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tƣ không thƣờng xuyên liên tục và thực hiện chƣa nghiêm. Việc xử lý các vi phạm về đầu tƣ và xây dựng chƣa kiên quyết. Một số cơ quan nhà nƣớc, một bộ phận cán bộ, công chức chƣa có ý thức thực thi các kiến nghị xử lý sai phạm của các cơ quan nhà nƣớc đặc biệt là ngƣời đứng đầu các đơn vị này. Vẫn còn tồn tại tƣ tƣởng nể nang, né tránh trong xử lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công của tỉnh hà giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)