Lợi ích và những phê phán về VaR

Một phần của tài liệu Mô hình var và ứng dụng (KL07469) (Trang 25)

Mặc dù bị phê phán khá mạnh mẽ nhưng VaR vẫn được sử dụng trong quản trị rủi ro. Cho đến giờ VaR vẫn được các nhà giao dịch công cụ phái sinh và những người sử dụng cuối cùng ngày càng nhiều. VaR có lẽ có ích cho việc truyền đạt thông tin đến ban quản trị. Khi bạn trình bày với giám đốc điều hành rằng công ty dự tính thua lỗ ít nhất là 15 triệu USD một ngày với mức xác suất 5%. Thông tin này làm các vị điều hành dễ hiểu và cảm thấy rất hữu ích. Tuy nhiên có một sự đánh đổi là nếu giá trị VaR không chính xác, giám đốc sẽ mất lòng tin vào VaR và người cung cấp thông tin về VaR.

VaR cũng được sử dụng rộng rãi trong điều lệ ngân hàng. Mục tiêu của các điều lệ ngân hàng là đảm bảo hệ thống không bị vỡ nợ và những người tiêu dùng và những người tiết kiệm được bảo vệ.

Tương tự như vậy, ngân hàng và công ty có những giao dịch lớn thường sử dụng VaR như một thước đo phân phối vốn. Nói cách khác, họ dành dụm vốn để bảo vệ tránh lỗ. Số vốn để dành thường là VaR.

2.2.5.Ý nghĩa của mô hình VaR

Với phương pháp tính VaR các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thất lớn nhất của danh mục trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy cho trước và với điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường. Ví dụ 2.1: Theo ước tính của JP Morgan (1994) thì: VaR(1 ngày, 5%) là 15 triêu USD. Nghĩa là với xác suất 5%, trong một ngày toàn hệ thống của JP Morgan có khả năng thua lỗ là 15 triệu USD.

Từ việc xác định tổn thất như vậy thì JP Morgan có thể chuẩn bị trước một khoản tiền (có thể lớn hơn hoặc bằng 15 triệu USD) để chi trả và đối ứng khi rủi ro sảy ra.

Căn cứ vào VaR, người ta có thể biết được mức độ rủi ro của một tổ chức tài chính hoặc của một danh mục đầu tư trong một giai đoạn cụ thể.

Ví dụ 2.2: Nếu một ngân hàng công bố rằng: VaR hàng ngày của một danh mục giao dịch của họ vào khoảng 30 triệu USD với độ tin cậy vào khoảng 95%. Điều đó có nghĩa là xác suất mà ngân hàng đó bị thiệt hại 30 triệu USD là 5%.

Con số này cho thấy mức độ rủi ro mà ngân hàng đó phải đối mặt, cũng như xác suất xảy ra rủi ro đó.

Căn cứ vào VaR, các cổ đông và các nhà quản lý có thể xem xét, chấp nhận hay không, một mức độ rủi ro như vậy. họ còn có thể tìm hiểu nguồn gốc rủi ro thông qua giá trị cấu thành VaR. Một điều đặc biệt là không chỉ ở những thành viên tham gia thị trường, những tổ chức hàng ngày định lượng mức độ rủi ro liên quan đến các hoạt động đầu tư của mình, mà các cơ quan quản lý về ngân hàng và chứng khoán cũng ngày càng trở nên quan tâm hơn tới VaR.

Một phần của tài liệu Mô hình var và ứng dụng (KL07469) (Trang 25)