Tổng quan tình hình phát triển thẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Khảo sát thực trạng sử dụng và tiềm năng phát triển của thẻ thanh toán tại thành phố Hồ Chí Minh doc (Trang 30 - 35)

Thẻ thanh toán chính thức ra đời vào năm 1949 tại Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, thẻ thanh toán trở thành một hình thức giao dịch phổ biến tại một số các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Liên minh Châu Âu…đóng góp của nó trong sự phát triển kinh tế của quốc gia là rất quan trọng.

Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định của Việt Nam trong 2 năm 2006-2007 thì với báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hiện nay người dân Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản ngân hàng trong đó chủ yếu là các tài khoản tiết kiệm. Điều này cho thấy, Việt Nam la một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển thị trường thẻ thanh toán, đất nước với hơn 86 triệu dân.

Kinh tế Việt Nam phát triển năm sau cao hơn năm trước 7 – 8% trong nhiều năm liên tục kể từ 2006, trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam ngày càng phát triển, bên cạnh đó, còn học hỏi được từ các chuyên gia từ nước ngoài, có trình độ và chuyên môn cao đủ sức để bảo mật tài khoản cho khách hàng trong tương lai. Đi đôi

Th h á n g 6 - 2 0 0 9

Nhóm nghiên cứu khoa học K07404A – Khoa Kinh tế - ĐHQG TP. HCM

với sự phát triển ấy là hệ thống ngân hàng phát triển vượt bậc, nhiều chi nhánh ngân hàng được mọc lên khắp nơi, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Những năm gần đây, một số nhà cung cấp dịch vụ đã hợp tác với các ngân hàng triển khai các dịch vụ thanh toán qua thẻ.

Từ năm 1993, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam: 20 ngân hàng thương mại phát hành Thẻ nội địa, trong đó có 8 ngân hàng thương mại phát hành Thẻ Quốc tế, số lượng thẻ phát hành năm 2008 xấp xỉ 3,5 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3 triệu thẻ và thẻ quốc tế là 0,5 triệu thẻ); tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng.

Bảng 1.1: Tình hình phát triển thẻ của Viêt Nam trong những năm gần đây

(Nguồn:www.banknet.com.vn - 10 năm phát triển của thị trường thẻ - 05/10/2007)

Năm Số lượng thẻ phát hành (Chiếc)

Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế (triệu USD)

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (triệu USD) 1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,2 80 1999 2.500 1,1 70 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470 2005 1.250.000 130 600 T6/2006 3.500.000 320 900

Th h á n g 6 - 2 0 0 9

Nhóm nghiên cứu khoa học K07404A – Khoa Kinh tế - ĐHQG TP. HCM

Tuy nhiên, hình thức thanh toán mới mẻ này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số lượng rất nhỏ khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có kết nối với nhà cung cấp dịch vụ, và cũng bị giới hạn bởi mạng lưới ATM, POS của ngân hàng

Tính đến tháng 6/2008, Việt Nam với dân số gần 86 triệu người nhưng chỉ có khoảng 10.35 triệu thẻ, trong đó thẻ tín dụng quốc tế chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Mặt khác, cơ sở chấp nhận thẻ của các ngân hàng còn rất ít, điều này làm hạn chế sự phát triển của thẻ thanh toán ở Việt Nam. Các trang web bán hàng chủ yếu giao dich bằng tay, lại chịu phí trung bình 2-3% trong hầu hết các giao dich nếu giao dịch bằng thẻ thanh toán.

Số lượng máy ATM và POS có phát triển nhanh chóng, lên đến khoảng 3.800 và 22.900, tỉ lệ số máy trên số dân vẫn ở mức thấp của khu vực. Ví dụ, tỉ lệ số máy ATM trên số dân của Việt Nam là 1:23.000 so với 1:19.000 của Trung Quốc và 1:2.638 của Singapore.

Sư kết hợp giữa các ngân hàng với nhau trong việc mở rộng mạng lưới các máy ATM, POS, các kết nối thanh toán song phương giúp cho việc chuyển khoản liên ngân hàng được thuận tiện hơn rất nhiều.Thêm vào đó, các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng là rất tốn kém, cả về thời gian và lệ phí. Việc tới đây các ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking, home banking) sẽ rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, một hạn chế căn bản vẫn tồn tại, đó là việc các giao dịch thanh toán (Ví dụ bằng chuyển khoản qua internet banking) chưa được tích hợp với các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và các ngân hàng chưa kết nối được với nhau trong các hoạt động thanh toán qua internet banking hay home banking.

Qua đây chúng ta thấy được sự cần thiết của việc phát triển thị trường thẻ thanh toán đem lại rất nhiều sự thuận tiện cho khách hàng cũng nhu các nhà cung cấp. Các ngân hàng có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn huy động giá rẻ thông qua phát triển các loại hình dịch vụ ATM, hay thẻ thanh toán trên đất nước Việt Nam.

Th h á n g 6 - 2 0 0 9

Nhóm nghiên cứu khoa học K07404A – Khoa Kinh tế - ĐHQG TP. HCM

Trong một tương lai gần, chắc chắn con số này sẽ tăng nhanh hơn nữa khi những hinh thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phát triển mạnh hơn trong thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường thẻ thanh toán phát triển mạnh hơn khi các ngân hàng cải tiến những hình thức dịch vụ của mình. Như việc ngân hàng Đông Á cho phép gởi tiền trực tiếp từ máy ATM hay các dịch vụ mà thẻ ngân hàng mang lại cho chủ thẻ ngày càng đa dạng hơn(in sao kê, chuyển tiền, gởi tiền…).

Bước phát triển của thẻ thanh toán có thể kể đến những bước chính sau:

Năm 1990, Ngân hàng Pháp BFCE và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kí kết hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa, mở đầu cho sự gia nhập thẻ thanh toán vào thị trường Việt Nam. Ngân hàng Ngoại Thương, Sài Gòn Thương Tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán.

Năm 1995 cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Liên doanh First-Vina-Bank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Eximbank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.

Năm 1996 Ngân hàng Ngoại thương trở thành thành viên chính thức của tổ chức Visa International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương VN, trong đó Ngân hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này.

Việc phát hành thẻ và triển khai phát triển thẻ trên quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn, còn bị giới hạn nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng….chỉ dừng lại ở mức phát hành thẻ thí điểm, giữa nội bộ các ngân hàng phát hành và chủ thẻ Theo Ngân hàng nhà nước, dich vụ thẻ đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, 150-300% /năm. Cho đến hết năm 2007, các ngân hàng phát hành hơn 8 triệu thẻ, bình quân 10 người dân có 1 người dùng thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng 2.5 lần so với năm 2006. Năm 2006, số lượng phát hành thẻ của các ngân hàng là 3.5 triệu thẻ.

Th h á n g 6 - 2 0 0 9

Nhóm nghiên cứu khoa học K07404A – Khoa Kinh tế - ĐHQG TP. HCM

Thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm 93.87%. tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế với 3.65%, thẻ tín dụng quốc tế chiếm 2.22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0.31% trong số các loại thẻ do các ngân hàng, các tổ chức phát hành, tạo một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng. Tại Việt Nam có khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Tính đến hết nămm 2007, trên cả nước đã có 4300 máy ATM với 23000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS. Năm 2006 là 2500 ATM và 14000 POS. Trong đó, điển hình như:

- Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2.056 máy ATM (chiếm 48%), 17.502 máy POS/EDC (chiếm 57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%)

- Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1.682 máy POS/EDC (57%).

- Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2.654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%).

Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở nên hấp dẫn, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức kinh tế thể giới WTO. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài kí kết hợp đồng ngày càng nhiều, các tổ chức ngân hàng nước ngoài bước vào thị trường Việt Nam thông qua thẻ ATM mở ra cuộc cạnh tranh trong việc tranh giành thị trường. Đầu tiên là Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN – Techcombank, ngân hàng này đã tung ra hàng loạt thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ Fastaccess. Tiếp theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Sacom Visa Debit.

Th h á n g 6 - 2 0 0 9

Nhóm nghiên cứu khoa học K07404A – Khoa Kinh tế - ĐHQG TP. HCM

Chương 2 :

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI TP.HCM THẺ THANH TOÁN TẠI TP.HCM

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Khảo sát thực trạng sử dụng và tiềm năng phát triển của thẻ thanh toán tại thành phố Hồ Chí Minh doc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w