+ Xác định thái độ của người tiêu dùng
+ Xác định kết cấu thị trường và thị trường mục tiêu
+ Phân tích các hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường
3) Phân tích năng lực sản xuất Năng lực sản xuất của DN được biểu hiện bằng khối lượng sản phẩm mà DN Năng lực sản xuất của DN được biểu hiện bằng khối lượng sản phẩm mà DN có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Năng lực sản xuất là một chỉ tiêu tương đối khó xác định vì nó gắn liền với tình hình cơ bản, thực trạng về cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý và khả năng đầu tư của DN. ► Phân tích về lao động
Nội dung phân tích lao động bao gồm:
a) Phân tích qui mô và cơ cấu lượng lao động
Thông qua việc phân tích theo yếu tố số lượng lao động sẽ phản ánh qui mô cũng như cơ cấu lao động trong DN. Tuỳ theo các loại hình DN, qui mô sản xuất và trong mối quan hệ với các yếu tố về năng lực khác mà đánh giá yếu tố lực lượng lao
động cho phù hợp.
Phương pháp để phân tích số lượng lao động chủ yếu là dựa vào phương pháp so sánh.
b) Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khối lượng (hoặc là giá trị sản lượng) của người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc phản ánh thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Nếu gọi:
- Ng: NSLÐ bình quân giờ - Nn: NSLÐ bình quân ngày
- Nlđ: NSLÐ bình quân năm hay NSLÐ bình quân 1 lao động - g: Số giờ làm việc bình quân ngày
- n: Số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm Mối quan hệ của các loại năng suất được biểu hiện như sau:
Nlđ = n . g . Ng
Phân tích sự tác động của năng suất lao động đến Giá trị sản xuất (GO):
GO = LÐ . n . g . Ng (Trong đó : LĐ là tổng số lao động bình quân)
* Đối tượng phân tích: Δ GO = GO1 - GO0
Trong đó: GO1 = LĐ1 . n1 .g1 . Ng1
GO0 = LĐ0 . n0. g0 . Ng0
* Mức độảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố tổng số lao động bình quân: ΔGOLĐ = (LĐ1 - LĐ0) . n0 . g0 . Ng0
+ Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm: Δ GOn = LĐ1 . (n1 - n0) . g1 . Ng0
+ Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân ngày: ΔGOg = LĐ1 . n1.(g1 - g0) . Ng0
+ Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bình quân giờ: Δ GONg = LĐ1 . n1. g1 . (Ng1 - Ng0)
* Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:
Δ GOLĐ + ΔGOn + ΔGOg + ΔGONg = ΔGO
c) Phân tích tình hình sử dụng ngày công
Nếu gọi: Lv: Tổng số ngày làm việc
Vm: Tổng số ngày vắng mặt, nghỉ việc Lcđ: Tổng số ngày làm việc theo chếđộ Lt: Tổng số ngày làm thêm (Nếu có)
Mối quan hệ giữa chúng có thể thiết lập như sau:
Lv = Lcđ - Vm + Lt
Đối tượng phân tích: ΔLv = Lv1 - Lvk Lv1 = Lcđ1 - Vm1 + Lt1
Lvk = Ncđk - Vmk
Tuy nhiên, để loại trừ ảnh hưởng cuả nhân tố tổng ngày làm việc theo chế độ, người ta lại tiến hành so sánh số ngày làm việc thực tế (Lv1) với số ngày làm việc theo kế hoạch nhưng đã điều chỉnh theo số lao động thực tế. Khi đó ta có đối tượng phân tích:
ΔLv = Lv1 - Lvk x (LÐ1/LÐk)
= (Lcđ1 - Vm1 + Lt1 ) - (Lcđk (LÐ1/LÐk) - Vmk . (LÐ1/LÐk) = - Vm1 + Vmk x (LÐ1/LÐk) + Lt1 = - (Vm1 - Vmđk) + Lt1
(Trong đó: LÐ1 và LÐk là tổng số lao động bình quân theo thực tế và kế hoạch)
► Phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ a) Phân tích tình hình trang bị TSCĐ (TSCÐ)
Ðể phân tích tình hình trang bị người ta sử dụng 2 chỉ tiêu:
Hệ số trang bị chung = Giá trị TSCÐ (ng.giá) / Tổng số lao động bình quân Hệ số trang bị kỹ thuật = Giá trị các phương tiện kỹ thuật/ Tổng lao động bq (Phương tiện kỹ thuật là những TSCÐ trực tiếp tham gia vào sản xuất)
b) Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ
Để đánh giá tình trạng kỹ thuật cuả TSCĐ người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số hao mòn TSCĐ (Hm) được xác định bằng tỷ lệ giữa số tiền khấu hao đã trích (Tkh) với nguyên giá TSCĐ (Ng).
Hm = Tth/ Ng
Đối tượng phân tích: Δ Hm = Hm1 - Hm0
Trong đó: + Hm1: Hệ số hao mòn TSCÐ cuối năm hoặc của năm nay. + Hm0: Hệ số hao mòn TSCÐ đầu năm hoặc của năm trước.
Nếu: ΔHm > 0 Chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của TSCÐ đã giảm do quá trình sử dụng. Nếu ΔHm < 0 Ngược lại tình trạng kỹ thuật cuả TSCÐ không đổi hoặc tăng lên, nguyên nhân trong trường hợp này có thể do trong kỳ có sự đầu tư tăng thêm TSCÐ.
c) Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu tổng quát để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCÐ là Hiệu suất sử dụng TSCÐ. Tuỳ theo yêu cầu phân tích, nó có thể biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau: Sức sản xuất của TSCÐ (Hsx), sức sinh lợi của TSCÐ (Hsl).
Hsx = GO (hay D)/ Ng và Hsl = P / Ng
- GO: Tổng giá trị sản xuất - Ng: Nguyên giá bình quân TSCÐ - D: Tổng doanh thu - P: Lợi nhuận
Đối tượng phân tích:
ΔHsx = Hsx1 - Hsx0 và ΔHs1 = Hsl1 - Hsl0
Nếu: ΔHsx và ΔHsl >0 Hiệu suất sử dụng TSCÐ đã tăng, chứng tỏ DN quản lý và sử dụng TSCÐ có hiệu quả và ngược lại nếu ΔHsx và ΔHsl < 0 .