Trong các DN sản xuất, các sản phẩm sản xuất thường rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Trong đó có những sản phẩm được phân cấp thành nhiều loại khác nhau, nhưng những thứ hạng phẩm cấp này đều được thị trường chấp nhận. Ðối với những loại sản phẩm có thể phân loại này, quá trình phân tích chất lượng sản phẩm, chúng ta nên phân tích cho mỗi loại sản phẩm cụ thể và có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu tỷ trọng từng thứ hạng, đơn giá bình quân và hệ số phẩm cấp. Nhưng, trong phân tích tốt nhất nên sử dụng đồng thời 3 chỉ tiêu thì độ chính xác phân tích sẽ cao hơn.
* Chỉ tiêu tỷ trọng từng thứ hạng sản phẩm
Chỉ tiêu (Phương pháp) tỷ trọng được thực hiện bằng cách so sánh tỷ trọng các thứ hạng sản phẩm ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, nhằm đánh giá tình hình biến động về chất lượng sản phẩm giữa các kỳ phân tích, qua đó cho phép ta kết luận được về tình hình chất lượng sản phẩm. Qua phân tích, nếu tỷ trọng sản phẩm loại 1 (loại tốt nhất) tăng lên và tỷ trọng sản phẩm loại 2 giảm thì chứng tỏ chất lượng tăng lên.
* Chỉ tiêu đơn giá bình quân
Các bước thưck hiện:
Bước 1: Xác định đơn giá bình quân từng kỳ theo công thức sau:
Ðơn giá bình quân = Σ(Số lượng từng loại x đơn giá từng loại)/ Σ Số lượng SP Sau đó so sánh đơn giá bình quân của kỳ phân tích so với kỳ gốc để xác định chênh lệch tăng hay giảm.
Bước 2: Xác định ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất theo công thức sau:
Gtrị sản lượng tăng (giảm) do chất lượng Đơn giá b.q kỳ báo cáo Đơn giá b.q kỳ gốc Số lượng sản phẩm kỳ báo cáo = - x
Qua công thức trên chúng ta thấy, nếu giá cả sản phẩm thay đổi chủ yếu là do chất lượng sản phẩm thì lúc đó giá trị sản lượng sẽ:
+ Tăng khi chất lượng được nâng lên.
+ Giảm khi chất lượng giảm đi.
* Chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân (Hf).
Sử dụng chỉ tiêu hệ số phẩm cấp để phân tích chất lượng sản phẩm được thực hiện qua hai bước như sau:
Bước 1: Xác định hệ số phẩm cấp bình quân lấy căn cứ thứ hạng phẩm cấp để xác định.
Hệ số phẩm cấp bình quân
Σ(Số lượng SP từng loại x Đơn giá từng loại)
Hệ số phẩm cấp tính được giữa các kỳ phân tích luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1, nếu bằng 1 chứng tỏ các sản phẩm đều là loại cao nhất (loại 1)
Bước 2: Lượng hoá ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản lượng theo công thức sau:
Gtrị sản lượng tăng (giảm) do chất lượng Hệ số phẩm cấp kỳ phân tích Hệ số phẩm cấp kỳ gốc Số lượng sản phẩm kỳ phân tích
= - x x cao nhất Đơn giá
Ví dụ: Có tài liệu sau đây về chất lượng sản phẩm ở 1 DN
Bảng 17: Bảng số liệu thu thập về sản xuất sản phẩm cà phê qua 2 năm Năm trước Năm nay Thứ hạng cà phê Ðơn giá cốđịnh (đồng) lượSống % (ng.Tiềđn ) lượSống % (ng.Tiền đ) Loại 1 5.000 7.000 70 35.000 8.625 75 43.125 Loại 2 4.000 3.000 30 12.000 2.875 25 11.500 Cộng 10.000 100 47.000 11.500 100 54.625
Căn cứ vào tài liệu trên Bảng 17 ta phân tích theo ba chỉ tiêu: - Chỉ tiêu tỷ trọng:
Qua cột tỷ trọng giữa năm nay và năm trước cho ta thấy: Tình hình chất lượng sản phẩm cà phê có chiều hướng tăng lên, biểu hiện thứ hạng sản phẩm loại 1 tăng từ 70% lên 75%, thứ hạng loại 2 có xu hướng giảm từ 30% xuống còn 25%. Ðiều này chứng tỏ DN đã có cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm.