Gtrị hàng mua vào hay SX ra trong kỳ

Một phần của tài liệu Chương II PHÂN TÍCH NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 27)

Trong trường hợp này, doanh thu tiêu thụ hay giá trị lượng hàng bán ra lại quan hệ trực tiếp với 3 nhân tố là Tđ, Msx và Tc. Ta có thể viết mối quan hệ như sau:

D = Tđ + Msx - Tc.

Phương pháp phân tích là so sánh doanh thu thực tế với kế hoạch để xác định phân chênh lệch và tốc độ tăng doanh thu; sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.

Ðối tượng phân tích: Δ D = D1 - Dk Trong đó: D1 = Tđ1 + Msx1 - Tc1 Và Dk = Tđk + Msxk - Tck

D1 là doanh thu thực tế và Dk là doanh thu kế hoạch.

Tđ1 và Tđk là giá trị lượng hàng tồn đầu kỳ thực tế và kế hoạch. Tc1 và Tck là giá trị lượng hàng tồn cuối kỳ thực tế và kế hoạch.

Msx1 và Msxk là giá trị lượng hàng mua vào hay sản xuất ra thực tế và kế hoạch.

Nhân tốảnh hưởng:

+ Ảnh hưởng nhân tố giá trị hàng tồn đầu kỳ(Tđ): ΔDTđ = Tđ1 - Tđk + Ảnh hưởng nhân tố giá trị hàng tồn cuối kỳ(Tc): ΔDTc = - (Tc1 - Tck)

+ A/h của nhân tố giá trị hàng mua vào(SX) ra(Msx): ΔDMsx = Msx1 - Msxk

Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố: ΔDTđ + ΔDTc + ΔDMsx = ΔD

Trong các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu theo chỉ tiêu xác định, thì nhân tố giá trị lượng hàng mua vào hay sản xuất ra chiếm vị trí quan trọng nhất và nó quyết định giá trị lượng hàng bán ra trong kỳ. Tuy nhiên, thông qua 2 nhân tố tồn đầu và cuối kỳ để đánh giá khả năng an toàn trong tiêu thụ và cũng cho thấy phần nào nhu cầu tiêu thụ từng loại sản phẩm để có hướng giải quyết.

Ðồng thời, khi phân tích ngoài phân tích ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trên, chúng ta còn phải xem xét một số nhân tố ảnh hưởng khác như: nhu cầu tiêu thụ, khả năng thu nhập và thị hiếu của khách hàng, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến khả năng tiêu thụ ....vv

Ví dụ: Có số liệu thu thập như sau:

Bảng 15: Bảng phân tích chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ theo tổng số và nhóm hàng Nhóm hàng: Tổng số A B Chỉ tiêu (Triệu đồng) KH TT KH TT KH TT 1. Giá trị hàng tồn đầu kỳ

2. Gtrị hàng mua vào hay SX ra trong kỳ trong kỳ 3. Giá trị hàng bán ra trong kỳ 4. Giá trị hàng tồn cuối kỳ 35 250 255 30 20 260 265 15 25 175 180 20 10 185 195 0 10 75 75 10 10 75 70 15

Với số liệu thu thập, để phân tích tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ của DN, chúng ta cần xác định phần chênh lệch chỉ tiêu bán ra trong kỳ, tức là đối tượng cần phân tích:

Đối tượng phân tích: ΔD = 265 - 255 = + 10 triệu; Trong đó nhóm hàng A = +15 triệu và B = -5 triệu

Nhân tốảnh hưởng:

+ Do nhân tố Tđ: ΔDTđ = 20 -35 = -15 tr. trong đó: A = - 15 và B = 0 + Do nhân tố Tc: ΔDTc = -(15 - 30 ) = +15 tr. trong đó: A = +20 và B = - 5tr.

+ Do nhân tố Msx: ΔDMsx = 260 - 250 = +10 tr. trong đó: A = +10 và B = 0 Từ số liệu phân tích trên, chúng ta lập bảng các nhân tốảnh hưởng đến chỉ tiêu bán ra (Doanh thu tiêu thụ) như sau:

Bảng 16: Bảng các nhân tốảnh hưởng đến chỉ tiêu bán ra trong kỳ

ÐVT: Triệu đồng

Trong đó do các nhân tốảnh hưởng: Nhóm hàng Chênh lệch

doanh thu Tồn đầu kỳ Mua vào, SX ra Tồn cuối kỳ

A B B +15 -5 -15 0 +10 0 +20 -5 Tổng số +10 -15 +10 +15

Kết quả phân tích đã cho thấy, thực tế so với kế hoạch về chỉ tiêu bán ra trong kỳ, nếu xét theo tổng số thì DN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch; thực tế đã tăng lên 10 triệu đồng. Nhưng, nếu xét theo nhóm hàng thì nhóm hàng A đã tăng lên vượt mức là 15 triệu và ngược lại nhóm hàng B lại giảm 5 triệu đồng. Nguyên nhân của vấn đề trên, trước hết là do DN đã đẩy nhanh tiến độ sản xuất ra hay mua vào vượt kế hoạch.

Tuy nhiên, nếu xét theo nhân tố ảnh hưởng tồn đầu và cuối kỳ thì rõ ràng đã cho thấy nhóm hàng A có thể đang có nhu cầu tiêu thụ lớn và nhóm hàng B có xu hướng chững lại hay sút giảm. Vì vậy, DN cần có giải pháp tăng khả năng mua vào hay sản xuất đối với nhóm hàng A và giảm đối với nhóm hàng B. Hoặc, DN cần phải tăng cường quảng cáo, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với nhóm hàng B. Ðồng thời, cần có kế hoạch bổ sung kịp thời sự thiếu hụt tồn kho về giá trị hàng hoá của nhóm hàng A, đảm bảo độ an toàn và sự nhịp nhàng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2.2.2.5. Phân tích chất lượng sản phẩm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất không ngừng tăng thêm khối lượngsản phẩm, mặt khác phải đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là yêu cầu khách quan của người sản xuất và người tiêu dùng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, gây uy tín lâu dài của DN đối với người tiêu dùng, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và nâng cao doanh lợi kinh doanh cho doanh nhiệp. Việc phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng sản xuất của các loại sản phẩm mà áp dụng phương pháp cho thích hợp.

Ở đây, chúng ta phân tích trong hai trường hợp về loại sản phẩm sản xuất: sản phẩm sản xuất được phân làm nhiều thứ hạng (loại 1,2,3...) và các loại sản phẩm sản xuất không phân thành thứ hạng (không cho phép sai sót về tiêu chuẩn kỹ thuật, nếu có sai sót đều bị loại bỏ).

Một phần của tài liệu Chương II PHÂN TÍCH NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)