điện Văn Lâm.
3.2.1. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực.
Lãnh đạo chi nhánh nên đề nghị với Điện lực Hưng Yên được trực tiếp tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp. Bởi hơn ai hết những người làm việc trong chi nhánh là người hiểu rõ nhất người được tuyển cần có những tố chất gì, cần có năng lực trình độ đến đâu. Khi đó nên xây dựng một quy trình tuyển dụng hợp lý để công tác tuyển dụng thật sự thu được hiệu quả. Muốn vậy cần có sự phân công rõ ràng trong công tác tuyển dụng.
Khi một bộ phận nào đó phát sinh nhu cầu về lao động, cần hoạch định rõ số lao động thật sự cần thêm là bao nhiêu, cần có những phẩm chất gì, trình độ học vấn thế nào. Chi nhánh cần có chiến lược tuyển dụng và quy trình tuyển dụng rõ ràng. Cần quy định rõ thời gian tuyển dụng, ai phụ trách tuyển dụng. Ví dụ khi thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet, kênh truyền hình … cần có người phụ trách nhận thư, hồ sơ và liên hệ với các ứng viên. Các thông báo tuyển dụng cần được truyền đạt rõ ràng đến người lao động trong chi nhánh, và đến những ứng viên bên ngoài.
Do đặc thù công việc của ngành điện, số lao động trong ngành chủ yếu là công nhân. Do vậy, các thông tin tuyển mộ đối với đối tượng này cần được truyền tải một cách rõ ràng và đảm bảo hơn.
Cần đưa ra nhứng tiêu chí tuyển chọn một cách rõ ràng. Đối với nhóm lao động là kĩ sư, cán bộ kinh doanh, nhân viên văn phòng…quy trình tuyển chọn và tuyển mộ
Luận văn tốt nghiệp
lại càng phải rõ ràng. Người phụ trách tuyển chọn cần được cung cấp những tiêu chí tuyển chọn sao cho tuyển chọn đúng người, phù hợp với chi nhánh.
Những người tham gia tuyển dụng có thể bao gồm lãnh đạo chi nhánh và các cán bộ công nhân viên trong bộ phận cần tuyển thêm người. Chính những người trong bộ phận cần tuyển dụng là người hiểu rõ nhất yêu cầu của bộ phận mình.
Có thể tổ chức kì thi sát hạch về kiến thức chuyên môn nhằm loại bớt những ứng cử viên không mong muốn. Sau đó tuyển chọn ứng cử viên thông qua phỏng vấn trực tiếp. Quy định thời gian thử việc và mức lương thử việc cụ thể nhằm tạo động lực cho người lao động phấn đấu được tuyển chọn vào làm việc.
Sau khi người lao động đã được nhận vào thử việc, chi nhánh cần có những chính sách định hướng công việc, giới thiệu về công việc cho nhân viên mới. Cần cử người có năng lực giúp đỡ nhân viên mới trong công việc để họ làm quen với công việc và môi trường làm việc mới. Cần tạo điều kiện về thời gian và tài chính cho những người tham gia giúp đỡ nhân viên mới.
Nếu làm được điều này sẽ làm giảm đáng kể các chi phí về thời gian và tiền bạc cho việc tuyển dụng không đúng người.
Mặt khác, trong quá trình tuyển dụng cũng nên chú trọng tuyển đúng người có trình độ và có khả năng hoàn thành công việc chứ không nên chỉ chú trọng vào nguồn tuyển dụng là con em của cán bộ công nhân viên Điện lực.
3.2.2. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
Doanh nghiệp cần tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động được nâng cao năng lực, trình độ của mình.
Hàng năm chi nhánh nên tổ chức, lên kế hoạch các chương trình đào tạo và phát triển cho đội ngũ công nhân, đội ngũ quản lý. Những chương trình đào tạo cần có sự phối hợp giữa các phòng ban. Nhưng trước khi lên kế hoạch đào tạo và phát triển thì cần có những lưu ý như:
Luận văn tốt nghiệp
- Xác định nhu cầu đào tạo dựa trên phân tích nhu cầu lao động của chi nhánh.
- Xác định mục tiêu đào tạo ( kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo và cần có được sau khi đào tạo, số lượng người, thời gian đào tạo ).
- Lựa chọn đối tượng đào tạo. - Xác định phương pháp đào tạo. - Dự tính chi phí đào tạo.
- Đánh giá kết quả đào tạo ( sau khi đào tạo xong hoặc đánh giá từng giai đoạn đào tạo theo hàng năm cho đến khi kết thúc đào tạo ).
Tùy vào đối tượng đào tạo và yêu cầu thực sự của công việc mà lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp. Trong các mục đích ngắn hạn thì có thể đào tạo lao động bằng cách mời các chuyên viên giàu kinh nghiệm về giảng dạy cho người lao động trong một khóa ngắn hạn về chuyên đề đang cần đào tạo. Nhưng trong dài hạn hình thức đào tạo phù hợp nhất là cử cán bộ công nhân viên đi học tại chức tại các trường đào tạo chuyên nghiệp. Hình thức này giúp công nhân được đào tạo một cách bài bản, có lí luận kiến thức vững vàng hơn.
Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên tổ chức những kỳ thi nhằm nâng cao bậc thợ, bậc lương cho công nhân tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa họ và doanh nghiệp.
Đối với các cán bộ lãnh đạo cần được tham gia vào các khóa học quản lý để nâng cao năng lực quản lý.
Việc tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có cơ hội học tập, tạo các chính sách khác về giáo dục và đào tạo nhằm giữ chân người lao động, tạo động lực, niềm tin cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp.
Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng, chi nhánh nên tổ chức các lớp học nhằm nâng cao kiến thức của họ về sản phẩm để họ có đủ kiến thức giải đáp các thắc mắc của
Luận văn tốt nghiệp
khách hàng về sản phẩm. Đồng thời chi nhánh cũng nên mời các chuyên viên bán hàng giàu kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác, các giảng viên có chuyên môn cao về thuyết trình, giảng dạy kỹ năng bán hàng cho nhân viên. Có như vậy chất lượng của đội ngũ bán hàng mới được cải thiện.
3.2.3. Công tác thi đua khen thưởng.
Đây là biện pháp quan trọng để tăng cường năng suất lao động nâng cao chất lượng công việc, giải quyết những vướng mắc trong công việc đặc biệt kích thích tinh thần làm việc hăng say của người lao động, giúp người lao động có cơ hội phát huy hết khả năng của mình và giúp họ có khả năng thăng tiến trong công việc cũng như tạo điều kiện để nâng mức sống của họ thông qua giá trị của các phần thưởng. Qua phong trào thi đua phong người lao động sẽ có cách lao động mới, chủ động, sáng tạo, tự giác trong công việc và phát triển nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Chi nhánh sẽ thu hút được đông đảo người lao động tham gia và đưa lại hiệu quả kinh tế hơn nữa để khuyến khích tinh thần cho người lao động bởi sau mỗi phong trào có giấy khen thưởng và phần thưởng xứng đáng cho cán bộ công nhân viên đạt được thành tích cao trong công việc, do chính cán bộ cấp trên trực tiếp trao tặng. Uy tín của người lao động được nâng cao và họ sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng với phần thưởng tinh thần quý giá đó.
Do vậy, doanh nghiệp cần tiếp tục thường xuyên phát động những phong trào thi đua để tạo động lực cho người lao động. Các phong trào thi đua này có thể phát động hàng tháng, hàng quý và đặc biệt là nhân dịp các dịp lễ lớn như để chào mừng ngày quốc khánh, để chào mừng ngày Quốc tế lao động…
Chi nhánh cũng cần có những chính sách khen thưởng kịp thời đối với người lao động. Các hình thức khen thưởng không chỉ bằng tiền mà đôi khi chỉ là sự nêu gương trước tập thể, là các món quà nhỏ thể hiện sự quan tâm tới người lao động.
Luận văn tốt nghiệp
Đối với các nhân viên hoàn thành tốt công việc, lãnh đạo chi nhánh nên đề nghị Điện lực xét duyệt và thăng chức cho họ. Đây là hành động ghi nhận những cố gắng, đóng góp của họ cho Điện lực.
3.2.4. Cải thiện môi trường làm việc.
Môi trường làm việc trong ngành điện tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, do vậy đòi hỏi các công nhân phải được trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ. Người lao động cần được trang bị đầy đủ kiến thức về đảm bảo an toàn lao động, thường xuyên nâng cao ý thức trong công việc.
Muốn vậy cần tiếp tục thường xuyên tổ chức các khóa học về an toàn, kiểm tra kiến thức về an toàn lao động của cán bộ công nhân viên, chỉ khi đạt yêu cầu mới được tiếp tục công việc.
3.2.5. Xây dựng văn hóa công sở.
Cần có sự trao đổi thường xuyên hơn nữa giữa cán bộ lãnh đạo và công nhân viên trong chi nhánh. Lãnh đạo chi nhánh cần thực hiện những biện pháp khuyến khích tinh thần làm việc sáng tạo của người lao động như phát động những phong trào thi đua trong chi nhánh, trao quyền tự quyết nhiều hơn cho các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Khi trao quyền cho cán bộ công nhân viên, lãnh đạo cần quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và mong đợi trong công việc của nhân viên. Việc trao quyền cho những nhân viên dưới quyền sẽ làm cho họ có cảm giác mình được trọng dụng, đồng thời cũng chủ động hơn trong công việc.
Lãnh đạo cần lắng nghe người công nhân phản ánh tình hình công việc và đề xuất cách giải quyết. Lãnh đạo cũng nên đưa ra ý tưởng gợi mở nhằm khuyến khích công nhân phát biều ý tưởng và đề xuất của họ.
Tiếp tục củng cố, xây dựng bầu không khí hòa đồng, thân thiện giữa các cá nhân làm việc trong chi nhánh. Tăng cường sự giao lưu giữa các cá nhân, các phòng ban bằng các hoạt động văn hóa như hội thi ca hát, thi nấu ăn, thi cắm hoa, tổ chức các cuộc thi cho các thành viên trong gia đình của cán bộ công nhân viên
Luận văn tốt nghiệp
… Chi nhánh cũng nên tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao giữa các đội, các phòng ban như : thi đấu bóng bàn, thi đấu bóng chuyền, bóng đá, cầu lông… Đây cũng là một hình thức tốt để tăng cường tình đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên trong công việc. Tất cả các công việc cần lấy lợi ích của tập thể làm đầu. Muốn vậy cần làm cho họ hiểu rằng lợi ích của mỗi cá nhân gắn chặt với lợi ích của tập thể. Người lãnh đạo cần làm gương cho các nhân viên dưới quyền, dám thừa nhận các sai lầm và khuyết điểm của mình. Xây dựng thái độ yêu thương, tôn trọng nhân viên dưới quyền. Bên cạnh đó, cần xây dựng thái độ đúng đắn cho cán bộ công nhân viên khi giao tiếp với khách hàng, luôn tôn trọng và thực hiện đúng phương châm trong kinh doanh “ khách hàng là thượng đế”.
Có như vậy bản thân người lao động sẽ luôn cảm thấy tinh thần thoải mái khi làm việc tại doanh nghiệp và hình ảnh doanh nghiệp cũng trở nên đẹp hơn trong mắt khách hàng. Nhờ vậy mà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
Luận văn tốt nghiệp
Kết luận.
Nguồn nhân lực luôn là nguồn lực quan trọng nhất của bất cứ tổ chức nào. Trong thời đại ngày nay có thể nói đây chính là một trong những nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức. Dù là tổ chức công hay những công ty cổ phần hoặc những công ty tư nhân, thì nguồn nhân lực luôn là điều quan tâm nhất của bất cứ nhà quản trị nào. Do vậy, nghiên cứu và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng đối với mọi tổ chức. Nếu có thể tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện tốt các giải pháp đó thì chắc chắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, em đã nhận thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải nhận thức rõ vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như việc sử dụng các công cụ để thúc đẩy động lực của người lao động.
Thời gian thực tập cũng giúp em củng cố những kiến thức được học ở nhà trường và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế. Với mong muốn đóng góp một phần
Luận văn tốt nghiệp
nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn nữa các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh điện Văn Lâm, em đã đưa ra một số ý kiến của mình. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để em hoàn thành tốt luận văn thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Đặng Thị Tuyết đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn thực tập này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh điện Văn Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.