Thực trạng tăng trưởng các ngành các lĩnh vực

Một phần của tài liệu Giai pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Quỳnh Lưu – tinh Nghệ an đến năm 2015 (Trang 38)

Chương II: Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện

2.2.2 Thực trạng tăng trưởng các ngành các lĩnh vực

SVTH: Nguyễn Thanh Thu Kế hoạch 48A Page 39

2.2.2.1 Thực trạng ngành nông nghiệp

Bảng 2.8 : Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Quỳnh Lưu qua các năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Gía trị sản xuất ngành NN Triệu đồng 728.084 814.565 896.039 1.146.315 1.380.603 Gía trị sản xuất nông nghiệp -Trồng trọt - Chăn nuôi Triệu đồng 331.874 195.145 376.562 219.829 389.917 260.517 481.035 336.505 543.368 452.877 Gía trị sản xuất ngành thủy sản Triệu đồng 166.129 184.478 211.883 282.071 342.874 Gía trị sản xuất ngành lâm nghiệp Triệu đồng 34.936 33.696 33.722 46.704 41.483

Thời gian qua huyện đã biết phát huy lợi thế cua từng vùng, dựa vào đặc

điểm riêng để chuyên môn hóa ngành nghề lĩnh vực sản xuất, do đó giá trị và chất lượng của sản phẩm sản xuát ngày càng được nâng cao. Cụ thể như sau:

Gía trị sản xuất bình quân 4 năm 2006-2009 tăng 7,6%; dự kiến năm 2010 tăng 5,7% và bình quân 5 năm tăng 7,21%. Sản lượng lương thực tăng từ 114.403

SVTH: Nguyễn Thanh Thu Kế hoạch 48A Page 40

năm 2005 lên 121.760 năm 2009.. Hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích tăng nhanh: bình quân giá trị sản xuất tăng từ 29,291 triệu đồng/ha năm 2005 lên 50,757 triệu đồng/ha 2009. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 79,5% năm 2005 xuống còn 75,3% năm 2009

Đã hinh thành được vùng nguyên liệu tập trung như: lạc diện tích đạt 2.289 ha, dứa 600ha, mía 963

Chăn nuôi phát triên theo hướng tập trung, trang trại gắn với trồng cỏ cho chăn nuôi. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng nhất là các tiến bộ về giống , thức ăn, thú y. Chất lượng đàn trâu bò được nâng lên. Tổng số trại nuôi bò, lợn tăng lên đáng kể

Lâm nghiệp: Triển khai kế hoạch tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ trong rừng và gắn với công tác định canh định cư. Thực hiện khoanh nuôi tu bổ rừng 4 năm được 1.205 ha, trồng rừng 2.696 ha, tang độ che phủ rừng từ 21,9% năm 205 lên 27,4% năm 2009

Thủy sản: đã chuyển hướng đa dạng ngành nghề đánh bắt hợp lý, nâng cao hiệu quả đánh bắt gắn với việc phát triển nuôi tròng và chế biến thủy sản. Số lượng tàu dánh bắt nhiều khoảng 2.200 tàu. Diện tích nuôi trong thủy sản cũng tăng nhanh, năm 2005 là khoảng 2.151 ha tăng lên 3.211 ha năm 2009.

Từ đó ta thấy thành tựu nổi bật của snr xuất nông nghiệp trong thời gian qua là đảm bảo cho nông nghiệp phát triên ổn định, đặc bietj là vấn đề đảm bảo lương thực theo hướng sản xuất hàng hóa ở khu vực nông thôn.. Đã phát huy được lợi thế từng vùng miên, giúp tăng năng suất và giá trị sản phẩm lên đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, ngành nông nghiệp ở huyện vẫn còn một số tồn tại sau:

SVTH: Nguyễn Thanh Thu Kế hoạch 48A Page 41

- Công nghiệp hóa chưa đi vào ngành nông nghiệp, san xuất còn thủ công, nhỏ lẻ. Chưa áp dụng nhiều của tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Nên sản xuất nông nghiệp chưa xứng đáng với tiềm năng thật sự của nó.

- Thị trường tiêu thụ nông sản chưa thật sự ổn định, lợi ích của người nông dân chưa được đảm bảo , thu nhập bếp bênh.

- Dân số huyện khá đông nên diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm. Do đó năng suất lao động không cao, thu nhập và tích lũy thâp cũng lại chính là nguyên nhân tác động tới khả năng tiêu dùng hàng hóa, ảnh hưởng đến tổng cầu.

2.2.2.2 Thực trạng ngành công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 2006-2009 tăng 10,4%; dự kiến 2010 đạt 7,2% bình quân 2006-2010 tăng 9,7

- Khu CN Hoàng mai dang được đầu tư hạ tầng, khu kinh tế Nam Thanh Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt, khu CN Đông Hồi, khu CN Căn Bòng- Tân Thắng đang lập quy hoạch

- Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh và làng nghề phát triển khá. Từ 3 làng nghề năm 2005 lên 18 làng nghề năm 2009 và dự kiến 20 làng nghề năm 2010. Nhìn chung, CN-XD ở huyện đã đi vào ổn định và từng bước phát triển. Dần thu hút được nhiều vốn đầu tư vào ngành sản xuất này hơn- là ngành có tiềm lực phát triển cao. Đăc biệt là các làng nghề như nghề mộc ở Quỳnh Hưng, nghề dệt vải ở Quỳnh Yên…và rất nhiều làng nghề khác.

2.2.2.3 Thực trạng ngành dịch vụ

Như đã phân tích ở trên, thế mạnh sẵn có của huyện là cò nhiều bờ biển đẹp và có nhiều làng văn hóa, di tích lịch sử cùng với vị trí thuận lợi, giao thông

SVTH: Nguyễn Thanh Thu Kế hoạch 48A Page 42

phát triển đến tận các xã …nên dã tạo điều kiên rất lớn cho ngành dịch vụ du lịch từng bước phát triển gps phần giải quyết việc làm cho một số bộ phận lao động trong huyện, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó các ngành nghê dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải, ngân hàng…cũng từng bước phát triển. Cụ thể như sau:

Thương mại: Phát triển theo xu hướng hội nhập; tổng mức luân chuyển hàng hóa bình quân hàng năm tăng 15,83%, tiêu thụ hàng hóa, phục vụ hành chính được đảm bảo số lượng và chất lượng

Du lịch: Quy hoạch phát triển du kịch biển Quỳnh đã được phê duyệt. Năng lực các khu du lịch tăng đáng kể nhue biển Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa…Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng. Số lượng khách du lịch năm 2009 đạt 170,9 ngàn lượt khách

Dịch vụ vận tải: Cơ bản đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo yêu cầu sản xuất và đời sống. Qưanr lý hoạt động vận tải có chuyển biến, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 16,64% vận chuyển hành khách tăng 12,63%

Bưu chính viễn thông: Mật độ điện thoại đén năm 2009 đạt 16 máy/100 dân.( Vượt chỉ tiêu đại hội Đảng bộ XXV đề ra). Dịch vụ Internet phát triển với tốc độ nhanh.

Ngân hàng: Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 5 chi nhánh ngân hàng thương mại,1 chi nhánh ngân hàng chính sách. 100% các xã đều có trụ sở giao dịch của ngân hàng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn nhằm phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Giai pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Quỳnh Lưu – tinh Nghệ an đến năm 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)