3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.2. Công tác Giáo dục thể chất trong nhà trường
Điều kiện cơ sở vật chất cùng với đội ngũ giáo viên, trường THCS Quang Minh đã hướng dẫn, giáo dục học sinh không chỉ phát triển về trí tuệ mà còn phát triển cả hình thái, thể lực, đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Bảng 3.17. Thực tiễn cơ sở vật chất nhà trường THCS Quang Minh Sân bãi Ném đẩy Hố nhảy Cầu lông Bóng đá Bóng rổ Bóng chuyền Điền kinh Đá cầu Nhà thi đấu đa năng Số lượng 02 01 03 01 01 01 02 03 0
Bảng 3.18. Thống kê dụng cụ, trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn thể dục trường THCS Quang Minh.
Thiết bị Tạ (kg) Bóng đá (quả) Bóng rổ (quả) Cột _ xà ngang (cái) Bàn đạp (bộ) Bóng chuyền (quả) Cột _ lưới cầu lông (bộ) Cuốc _ xẻng (chiếc) Thước dây thẳng (cái) Số lượng 12 04 05 02 04 05 04 04 20
Bảng 3.19. Bảng khảo sát thực hiện về đội ngũ giáo viên thể dục trường THCS Quang Minh.
Số lượng Biên chế
Trình độ
Cao đẳng Đại học Trên đại học
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận
Qua các kết quả nghiên cứu về một số chỉ số và các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của 290 học sinh trường THCS Quang Minh, xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng các chỉ số sinh trưởng cơ bản của học sinh
- Chiều cao đứng trung bình của học sinh nam ở độ tuổi 12 là 141,10 ± 4,42 cm, tăng lên 161,04 ± 5,85 cm ở độ tuổi 15 và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6,64 cm. Học sinh nữ có chiều cao trung bình ở tuổi 12 là 141,63 ± 7,24 cm, tăng lên 154,80 ± 6,10cm ở tuổi 15, tăng trưởng trung bình hằng năm là 4,39 cm. - Cân nặng trung bình của học sinh nam ở độ tuổi 12 là 33,29 ± 6,08kg, tăng lên 48,12 ± 7,07kg ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trưởng hằng năm là 4,94 kg và của học sinh nữ ở tuổi 12 là 31,12 ± 4,30 kg, tăng lên 41,59 ± 4,08 kg ở tuổi 15, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 3,34 kg.
- Vòng ngực trung bình của học sinh nam là 63,86 ± 6,07 cm ở độ tuổi 12, tăng lên 76,07 ± 5,87cm ở độ tuổi 15 và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,07 cm. Học sinh nữ có vòng ngực trung bình ở tuổi 12 là 65,17 ± 4,39cm, tăng lên 76,37 ± 3,82 cm ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 3,73 cm.
- BMI của học sinh tăng dần theo tuổi do mức tăng cân nặng học sinh lớn hơn so với mức tăng chiều cao đứng. Học sinh nam có BMI ở tuổi 12 là 16,58 ± 1,88 và tăng lên 18,50 ± 2,10ở tuổi 15, mức tăng trung bình hằng năm là 0,64. Ở học sinh nữ, BMI tăng từ 15,65 ± 1,55 lúc 12 tuổi lên 17,37 ± 1,53 lúc 15 tuổi với mức tăng trung bình là 0,57; BMI của nam cao hơn của nữ ở tuổi 12, nhưng BMI của nữ cao hơn của nam ở tuổi 15.
- Chỉ số pignet giảm dần theo tuổi ở cả nam và nữ. Mức giảm trung bình mỗi năm của nam là 2,98; còn nữ là 2,94. Chỉ số pignet của nữ cao hơn của nam ở tuổi 12 và 15.
2. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
- Kinh tế - xã hội:
+ Về thu nhập qua sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp:
Năm 2009, xã Quang Minh cũng có bước tăng trưởng đáng kể. Trong 6
tháng đầu năm, năng suất lúa vụ chiêm Xuân toàn xã đạt 70,68 tạ/ ha. Tổng sản lượng thóc của cả vụ đạt 2285,07 tấn. Tổng giá trị thu nhập từ cây lúa là 1389,30 triệu. Năm 2009, số trâu bò có 134 con, có 02 trang trại nhỏ, 10 gia trại, trên 95 % số hộ có chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy cầm, trong đó có 762 con lợn nái, 2032 con lợn thịt, đàn gia cầm, thủy cầm 20629 con. Sản lượng cá ước tính đạt 77,8 tấn. Tổng thu nhập Nông – Lâm – Ngư nghiệp toàn xã là 11,71 tỷ đồng.
+ Về thu nhập qua sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Trong xã vẫn duy trì hoạt động của 02 tổ thêu den, 5 tổ gia công , 1 tổ sản xuất vôi, 2 tổ sản xuất gạch.
Về xây dựng cơ bản: Ước tính tổng đầu tư là khoảng 8,7 tỷ đồng.
+ Về thu nhập qua hoạt động Thương mại và dịch vụ
Xã vẫn duy trì hoạt động của 4 hộ làm nghề vận tải đường thủy,đường bộ, hàng chục máy tuốt lúa, xay xát gạo máy làm đất nhỏ, hơn 50 hộ làm nghề mộc dân dụng, hàn xì cơ khí, nấu rượu, 04 hộ buôn bán vật liệu xây dựng hơn 50 hộ buôn bán dịch vụ tổng hợp, góp. Ước tính thu nhập khoảng 5 tỷ đồng.
+ Vế việc rèn luyện thể lực qua các hoạt động TDTT quần chúng
Tích cực tổ chức các hoạt động TDTT trong toàn xã và tham gia các phong trào TDTT trong huyện, tỉnh như Đại hội TDTT huyện Kiến Xương 11/
2009. Ngoài ra có các phong trào Hội Khỏe Phù Đổng tổ chức trong trường học nhằm tăng cường hoạt động TDTT trong lứa tuổi học sinh,…
- Công tác Giáo dục thể chất:
Với điều kiện cơ sở vật chất cùng với đội ngũ giáo viên, trường THCS Quang Minh đã hướng dẫn, giáo dục học sinh không chỉ phát triển về trí tuệ mà còn phát triển cả hình thái, thể lực, đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
II. Đề nghị
Qua nghiên cứu chỉ số sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng ở học sinh trường THCS Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phải nghiên cứu thường xuyên và trong khoảng thời gian nhất định sẽ tổng kết một lần. Kết quả nghiên cứu đó là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe, các biện pháp giáo dục, đào tạo phù hợp. - Trong giảng dạy giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học để học sinh vừa phát triển trí tuệ vừa nâng cao thể lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị xã Quang Minh.
2. Đỗ Đức Chính, Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh khối 10 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hà
Nội 2, 2008.
3. Nguyễn Hữu Chỉnh và cs, “Một số chỉ số nhân trắc cư dân huyện An Hải,
Thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học sinh học, Nxb Y
học,1998, tr. 24 – 38.
4. Đỗ Hồng Cường, Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội, 2009.
5. Trần Văn Dần và cs, “Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổi học sinh”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học,
Hà Nội, 1996, tr. 26 – 29.
6. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “Một số vấn đề chung về phương
pháp luận trong nghiên cứu các chỉ số sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
7. Trịnh Bỉnh Dy (2004), “Tổng quan tài liệu về một số đặc điểm chức năng
sinh lý người Việt Nam”, Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, Nxb
Khoa học và Kĩ Thuật, Hà Nội, tr 67 -87.
8. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành
Uyên, Về những thông số sinh học người Việt Nam, Nxb Khoa học và Kĩ thuật,
9. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Y dược, Trường Đại Học
Y khoa Hà Nội, 1992.
10. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và cs “Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 -
55 tuổi”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam,
Nxb Y học, Hà Nội, tr 68.
11. Goman A., Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Trần Thu Hà, Ligdgren G., “Các chỉ tiêu hình thái trẻ em lứa tuổi học sinh trường Thành Công A, quận
Đống Đa, Hà Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chi tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, 1996, tr 126.
12. Đinh Thị Hải, Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong,thị xã Phúc Yên,tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án
thạc sĩ Sinh học,2009.
13. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, Trịnh Văn Bảo (2007), Sinh lý người và động, “Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng của người Việt Nam, Đề tài KX – 07 – 07, Hà Nội, 1997, tr. 150 – 161.
14. Mai Văn Hưng, Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003.
15. Nguyễn Thị Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan, Trần Liên Minh và cs (1979),
“Một số đặc điểm thể lực của sinh viên học tại TP HCM 1979”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học , Hà Nội, tr
16. Đào Huy Khuê, Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi ( thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình), Luận án Phó tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Tổng Hợp Hà
Nội,1991.
17. Tạ Thúy Lan, Đàm Phượng Sào, “Sự phát triển thể lực của học sinh một số
trường tiểu học và THCS tỉnh Hà Tây”, Thông báo khoa học, Trường ĐHSP Hà
Nội, 1998, tr 86 – 90.
18. Trần Thị Loan, Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 – 17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2002.
19. Luật giáo dục Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).
20. Đào Mai Luyến, Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Êđê và người Kinh định cư ở Đăk Lăk, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, 2001.
21. Nguyễn Văn Mùi, Nghiên cứu hình thái – thể lực và chức năng một số cơ quan ở vận động viên thành tích cao tại Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học
viên Quân Y, 2002.
22. Nguyễn Thị Nhâm, Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực, sinh lý của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 - 54 trên địa bàn xã Mỹ Hương- huyện Lương Tài- tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2008.
23. Phan Thị Sang, Nghiên cứu một số chỉ số về sinh dục – sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ trên địa bàn thành phố Huế, 1996, Luận án Phó tiến sĩ Sinh học,
24. Nghiêm Xuân Thăng, Ảnh hưởng của môi trường nóng khô và nóng ẩm trên một số chỉ tiêu sinh lý người và động vật, 1993 , Luận án Phó tiến sĩ Sinh
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
25. Lê Nam Trà, “Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam”, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX – 07. Đề tài KX – 07 – 07, Nxb
Khoa học và Công nghệ, Hà Nội,1994.
26. Lê Nam Trà, Phan Văn Duyệt, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội,1996.
27. Lê Nam Trà, Trần Đình Long, “Tăng trưởng ở trẻ em”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX- 07- 07, Hà Nội, 1997, Tr.3
28. Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs, Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học
Hà Nội, 1975.
29. Nguyễn Yên và cs, “Nghiên cứu đặc trưng hình thái, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của người Việt Nam (người Kinh và một số dân tộc ít người) và mối
quan hệ giữa họ với môi trường sinh thái ở các tỉnh phía Bắc”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX – 07 -07,