Chiều cao đứng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số và các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của học sinh trường trung học cơ sở quang minh kiến xương thái bình (Trang 30)

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.1 Chiều cao đứng của học sinh

Chiều cao đứng phản ánh sự phát triển của bộ xương và cơ thể đặc biệt là xương ống, nó thể hiện sức vóc của trẻ em, dáng vóc người trưởng thành. Kết quả chiều cao đứng của học sinh trường THCS Quang Minh được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục theo tuổi từ 12 đến 15.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của học sinh

Tuổi Nam Nữ X1 X2 p (1-2) n1 X1SD Tăng n2 X2 SD Tăng 12 31 141,10 4,42 - 36 141,637,24 - - 0,53 < 0,05 13 38 146,665,42 5,56 45 148,047,96 6,41 -1,38 > 0,05 14 34 154,416,84 7,75 35 153,035,41 4,99 1,38 > 0,05 15 34 161,045,85 6,63 37 154,806,10 1,77 6,24 < 0,05

Cụ thể, lúc 12 tuổi là chiều cao đứng của nam là 141,10 ± 4,42(cm), đến lúc 15 tuổi là 161,04 ± 5,85 (cm), tăng trung bình 6,64 (cm/năm). Chiều cao đứng của nữ lúc 12 tuổi là 141,63 ± 7,24 (cm), đến 15 tuổi là 154,80 ± 6,10 (cm), tăng trung bình 4,39 (cm/năm).

Điều này chứng tỏ ở giai đoạn học sinh trung học cơ sở, chiều cao đứng của nam tăng nhanh hơn so với nữ.

Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 12 – 15 tuổi, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh diễn ra không đồng đều.

Cụ thể là, đối với nam tốc độ tăng chiều cao đứng nhanh nhất là ở lứa tuổi 13 -14 (tăng 7,75 cm). Đối với nữ, tốc độ tăng chiều cao đứng nhanh nhất là ở giai đoạn 12 – 13 tuổi (tăng 6,41 cm).

Sự phát triển chiều cao đứng của nam và nữ ở giai đoạn này cùng không giống nhau. Ở lứa tuổi 12, chiều cao của nữ có trị số lớn hơn so với nam giới với mức chênh lệch trung bình là 0,53 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Còn ở lứa tuổi 13, 14 chiều cao đứng của học sinh nam và nữ tương đối bằng nhau với mức chênh lệch trung bình thấp là 1,38 và không ý nghĩa thống kê.

Điều này chứng tỏ, ở tuổi 12 học sinh nữ đã bước sang tuổi dậy thì nên chiều cao đứng phát triển hơn nam. Đến 14 – 15 tuổi, học sinh nam bước sang tuổi dậy thì nên chiều cao đứng phát triển mạnh, cao hơn hẳn so với nữ.

Mặt khác, sau một năm mức tăng chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 6,64 cm, trong khi đó nữ là 4,39 cm. Như vậy sự chênh lệch chiều cao đứng trung bình giữa nam và nữ trong cùng lứa tuổi cũng như tốc độ tăng chiều cao đứng khác nhau cho thấy yếu tố giới tính có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ thể học sinh nói chung và chiều cao nói riêng. Cụ thể là, theo chúng

tôi có kết quả như vậy là do thời điểm dậy thì ở học sinh nam và nữ khác nhau. Ở nữ giới thời điểm này ở độ tuổi 12 – 13, sớm hơn ở nam giới, do vậy khi ở độ tuổi 14 – 15 thì tốc độ phát triển ở nữ đã chậm lại, trong khi nam mới bắt đầu giai đoạn dậy thì nên có tốc độ phát triển nhanh hơn.

130 135 140 145 150 155 160 165 1 2 3 4 Tuổi Chiều cao (cm) nam nu

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh.

Sự phát triển hình thái của học sinh nói chung và chiều cao đứng nói riêng không chỉ phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, rèn luyện, di truyền,… Để đánh giá kết quả thu được chúng tôi đã tiến hành so sánh chiều cao đứng của học sinh trường THCS Quang Minh với nghiên cứu của Đinh Thị Hải, nghiên cứu trên học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 và bảng 3.3 như sau:

12 13 14 15

Bảng 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nam trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong. Địa điểm Tuổi Quang Minh 1 X SD Lê Hồng Phong 2 X SD 2 1 X X  12 141,1  4,42 137,82  4,73 3,28 13 146,66 5,42 146,33  7,43 0,33 14 154,416,84 148,25  8,50 6,61 15 161,045.85 159,13  7,53 1,19

Bảng 3.3. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.

Địa điểm Tuổi Quang Minh 1 X SD Lê Hồng Phong 2 X SD 2 1 X X  12 141,637,24 144,48  7,38 -2,85 13 148,047,96 146,10  5,05 1,94 14 153,035,41 150,00  5,90 3,03 15 154,806,10 153,22  5,45 1,58

Qua các bảng 3.2 và 3.3; hình 3.2 và hình 3.3, chúng ta thấy chiều cao đứng trung bình của mỗi học sinh nam và nữ giữa hai trường THCS Quang Minh và THCS Lê Hồng Phong là khác nhau.

Cụ thể, trong các địa bàn nghiên cứu trên chiều cao đứng trung bình của học sinh trường THCS Quang Minh là lớn hơn so với chiều cao trung bình của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong.

Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh nữ 12 tuổi thì chiều cao đứng của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong là lớn hơn trường THCS Quang Minh.

Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy chiều cao đứng trung bình của học sinh tăng theo tuổi, mức tăng hàng năm của nam và nữ ở các lứa tuổi không giống nhau. Điều này có liên quan tới sự phát triển hoàn thiện cơ thể mà chủ yếu là hoạt động nội tiết của hệ sinh dục. Bên cạnh đó sự khác biệt về chiều cao đứng trung bình của học sinh ở các địa bàn khác nhau, thời kỳ khác nhau cho thấy các điều kiện kinh tế xã hôi, môi trường sống và chế độ luyện tập TDTT có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ thể.

Hình 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nam trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.

Hình 3.3. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số và các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của học sinh trường trung học cơ sở quang minh kiến xương thái bình (Trang 30)