3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu tại trường THCS Quang Minh, xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
- Phòng thí nghiệm Nhân học, trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ 9/ 2009 đến 4/ 2010. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp đo chiều cao đứng
Chiều cao đứng được đo bằng thước Adam của Hàn Quốc có vạch chia đến 0,01 cm. Thước được gắn trên cột thẳng đứng. Đối tượng nghiên cứu không mang giày dép, thẳng đứng, hai gót chân sát nhau. Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên của lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể và song song với mặt đất. Đọc số đo chiều cao trên thước. Đơn vị đo chiều cao tính bằng centimet (cm).
2.3.2. Phương pháp đo vòng ngực trung bình
Vòng ngực được đo bằng thước dây của Hàn Quốc có vạch chia độ đến 0,01 cm. Khi đo đối tượng đứng thẳng và chỉ mặc một áo mỏng. Vòng ngực trung bình được đo bằng cách lấy thước dây quấn quanh qua mũi ức, dưới vòm vú, vòng thước dây được đặt vuông góc với cột sống sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song song với mặt phẳng đất. Vòng ngực được đo khi học sinh hít vào hết sức và thở ra hết sức rồi lấy giá trị trung bình cộng của 2 số đo trên. Đơn vị đo được tính bằng centimet (cm). Các chỉ số trên đều được đo vào buổi sáng và buổi chiều tại phòng đo đủ rộng và có đủ ánh sáng.
2.3.3. Phương pháp đo cân nặng
Cân nặng được đo bằng cân Laica đặc dụng cho nghiên cứu nhân trắc, của Thụy Sĩ có độ chính xác tới 0,01 kg. Khi đo, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang giày dép, đứng thẳng ở vị trí giữa bàn cân để trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân. Đo xa bữa ăn. Đơn vị tính cân nặng là kilogam (kg). 2.3.4. Chỉ số pignet
Chỉ số pignet được tính theo công thức:
Pignet= Chiều cao (cm)– [Cân nặng (kg)+ Vòng ngực trung bình (cm)]
Đánh giá chỉ số Pignet theo Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương[2] : Bảng 2.2. Phân loại chỉ số pignet
Phân loại Pignet
Cực khỏe < 23 Rất khỏe 23 – 28,9 Khỏe 29,0 – 34,9 Trung bình 35 – 41 Yếu 41,1 – 47 Rất yếu 47,1 – 53 Cực yếu > 53 2.3.5. BMI
Cân nặng (kg) BMI =
[Chiều cao đứng (cm) ] 2
Trong nghiên cứu này BMI được đánh giá theo tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo cho người Châu Á [11]:
Bảng 2.3. Phân loại BMI
Phân loại BMI (kg/m2)
Gầy ≤ 18,4 Bình thường 18,5 – 22,9 Béo ≥ 23 Có nguy cơ 23 – 24,9 Béo độ I 25 -29,9 Béo độ II ≥ 30 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý theo các bước:
- Bước 1:
+ Kiểm tra các phiếu trả lời của nghiệm thể nghiên cứu. Loại bỏ các phiếu không đáp ứng yêu cầu.
+ Lập bảng thống kê các số liệu về các chỉ số nghiên cứu đã thu được.
- Bước 2:
Tính toán các thông số theo các thuật toán xác suất thống kê dùng trong y học, sinh học.
Để phân tích đánh giá kết quả, việc tính toán các số liệu được thực hiện trên máy tính với phần mền Excel.
Các công thức dùng để tính toán trong đề tài này là: + Giá trị trung bình: X = n X n i i 1 (n ≥ 30)
Trong đó: X : Giá trị trung bình
Xi: Giá trị thứ i của đại lượng X n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu + Độ lệch chuẩn: SD = n X X n i i 2 1 (n 30) Trong đó: SD: Độ lệch chuẩn.
( Xi -X ): Độ lệch của từng giá trị so với giá trị trung bình n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu
- Ý nghĩa: Giá trị độ lệch chuẩn chỉ ra độ tập trung hay phân tán của mẫu. + So sánh hai giá trị trung bình bằng phần mềm Excel.
2.3.7. Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thông tin cần thiết cho kết quả nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành lập ra các bảng, phiếu hỏi về thu nhập và công tác giáo dục thể chất.
Ngoài ra chúng tôi còn trao đổi trực tiếp với các đối tượng là cán bộ trường THCS Quang Minh, cán bộ trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, THỂ LỰC CƠ BẢN CỦA HỌC SINH HỌC SINH
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh
Chiều cao đứng phản ánh sự phát triển của bộ xương và cơ thể đặc biệt là xương ống, nó thể hiện sức vóc của trẻ em, dáng vóc người trưởng thành. Kết quả chiều cao đứng của học sinh trường THCS Quang Minh được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.
Qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục theo tuổi từ 12 đến 15.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của học sinh
Tuổi Nam Nữ X1 X2 p (1-2) n1 X1SD Tăng n2 X2 SD Tăng 12 31 141,10 4,42 - 36 141,637,24 - - 0,53 < 0,05 13 38 146,665,42 5,56 45 148,047,96 6,41 -1,38 > 0,05 14 34 154,416,84 7,75 35 153,035,41 4,99 1,38 > 0,05 15 34 161,045,85 6,63 37 154,806,10 1,77 6,24 < 0,05
Cụ thể, lúc 12 tuổi là chiều cao đứng của nam là 141,10 ± 4,42(cm), đến lúc 15 tuổi là 161,04 ± 5,85 (cm), tăng trung bình 6,64 (cm/năm). Chiều cao đứng của nữ lúc 12 tuổi là 141,63 ± 7,24 (cm), đến 15 tuổi là 154,80 ± 6,10 (cm), tăng trung bình 4,39 (cm/năm).
Điều này chứng tỏ ở giai đoạn học sinh trung học cơ sở, chiều cao đứng của nam tăng nhanh hơn so với nữ.
Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 12 – 15 tuổi, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh diễn ra không đồng đều.
Cụ thể là, đối với nam tốc độ tăng chiều cao đứng nhanh nhất là ở lứa tuổi 13 -14 (tăng 7,75 cm). Đối với nữ, tốc độ tăng chiều cao đứng nhanh nhất là ở giai đoạn 12 – 13 tuổi (tăng 6,41 cm).
Sự phát triển chiều cao đứng của nam và nữ ở giai đoạn này cùng không giống nhau. Ở lứa tuổi 12, chiều cao của nữ có trị số lớn hơn so với nam giới với mức chênh lệch trung bình là 0,53 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Còn ở lứa tuổi 13, 14 chiều cao đứng của học sinh nam và nữ tương đối bằng nhau với mức chênh lệch trung bình thấp là 1,38 và không ý nghĩa thống kê.
Điều này chứng tỏ, ở tuổi 12 học sinh nữ đã bước sang tuổi dậy thì nên chiều cao đứng phát triển hơn nam. Đến 14 – 15 tuổi, học sinh nam bước sang tuổi dậy thì nên chiều cao đứng phát triển mạnh, cao hơn hẳn so với nữ.
Mặt khác, sau một năm mức tăng chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 6,64 cm, trong khi đó nữ là 4,39 cm. Như vậy sự chênh lệch chiều cao đứng trung bình giữa nam và nữ trong cùng lứa tuổi cũng như tốc độ tăng chiều cao đứng khác nhau cho thấy yếu tố giới tính có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ thể học sinh nói chung và chiều cao nói riêng. Cụ thể là, theo chúng
tôi có kết quả như vậy là do thời điểm dậy thì ở học sinh nam và nữ khác nhau. Ở nữ giới thời điểm này ở độ tuổi 12 – 13, sớm hơn ở nam giới, do vậy khi ở độ tuổi 14 – 15 thì tốc độ phát triển ở nữ đã chậm lại, trong khi nam mới bắt đầu giai đoạn dậy thì nên có tốc độ phát triển nhanh hơn.
130 135 140 145 150 155 160 165 1 2 3 4 Tuổi Chiều cao (cm) nam nu
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh.
Sự phát triển hình thái của học sinh nói chung và chiều cao đứng nói riêng không chỉ phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, rèn luyện, di truyền,… Để đánh giá kết quả thu được chúng tôi đã tiến hành so sánh chiều cao đứng của học sinh trường THCS Quang Minh với nghiên cứu của Đinh Thị Hải, nghiên cứu trên học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 và bảng 3.3 như sau:
12 13 14 15
Bảng 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nam trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong. Địa điểm Tuổi Quang Minh 1 X SD Lê Hồng Phong 2 X SD 2 1 X X 12 141,1 4,42 137,82 4,73 3,28 13 146,66 5,42 146,33 7,43 0,33 14 154,416,84 148,25 8,50 6,61 15 161,045.85 159,13 7,53 1,19
Bảng 3.3. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.
Địa điểm Tuổi Quang Minh 1 X SD Lê Hồng Phong 2 X SD 2 1 X X 12 141,637,24 144,48 7,38 -2,85 13 148,047,96 146,10 5,05 1,94 14 153,035,41 150,00 5,90 3,03 15 154,806,10 153,22 5,45 1,58
Qua các bảng 3.2 và 3.3; hình 3.2 và hình 3.3, chúng ta thấy chiều cao đứng trung bình của mỗi học sinh nam và nữ giữa hai trường THCS Quang Minh và THCS Lê Hồng Phong là khác nhau.
Cụ thể, trong các địa bàn nghiên cứu trên chiều cao đứng trung bình của học sinh trường THCS Quang Minh là lớn hơn so với chiều cao trung bình của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong.
Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh nữ 12 tuổi thì chiều cao đứng của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong là lớn hơn trường THCS Quang Minh.
Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy chiều cao đứng trung bình của học sinh tăng theo tuổi, mức tăng hàng năm của nam và nữ ở các lứa tuổi không giống nhau. Điều này có liên quan tới sự phát triển hoàn thiện cơ thể mà chủ yếu là hoạt động nội tiết của hệ sinh dục. Bên cạnh đó sự khác biệt về chiều cao đứng trung bình của học sinh ở các địa bàn khác nhau, thời kỳ khác nhau cho thấy các điều kiện kinh tế xã hôi, môi trường sống và chế độ luyện tập TDTT có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ thể.
Hình 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nam trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.
Hình 3.3. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.
3.1.2. Cân nặng của học sinh
12 12 13 14 15
12 13 14 15 Tuổi
Tuổi cm
Một trong số những thống kê hết sức quan trọng, có mặt trong tất cả các công trình điều tra cơ bản về các hình thái, thể lực ở người nói chung và chỉ số sinh trưởng của học sinh nói riêng là cân nặng cơ thể. Nó liên quan mật thiết với sự phát triển của cơ thề.
Kết quả nghiên cứu về cân nặng cơ thể học sinh trường THCS Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.4.
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh
Tuổi Nam Nữ X1 X2 p (1-2) n1 X1SD Tăng n2 X2 SD Tăng 12 31 33,29 6,07 - 36 31,12 4,30 - 2,17 >0,05 13 38 35,26 5,20 1,97 45 35,365,10 4,24 -0,10 >0,05 14 34 41,485,26 6,22 35 39,984,46 4,62 1,5 >0,05 15 34 48,127,07 6,64 37 41,594,08 1,16 6,53 <0,05
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Chiều cao (cm) 1 2 3 4 Tuổi nam nu
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng cân nặng của học sinh
Từ kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.4 có thể thấy cân nặng của học sinh tăng liên tục theo tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Cụ thể là lúc 12 tuổi, cân nặng của nam là 33,29 ± 6,07 kg, đến khi 15 tuổi là 48,12 ± 7,07 kg, tăng trung bình là 4,94 kg/năm. Cân nặng của nữ lúc 12 tuổi là 31,12 ± 4,30 kg, đến 15 tuổi là 41,59 ± 4,08 kg, tăng trung bình là 3,34 kg/năm. Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn học sinh THCS, cân nặng của nam tăng khá nhanh hơn cân nặng của học sinh nữ. Ở các lứa tuổi khác nhau, cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ cùng có sự khác nhau. Tuy nhiên, giai đoạn cân nặng tăng mạnh nhất giữa học sinh nam là 14 – 15 tuổi, còn của học sinh nữ là 13 – 14 tuổi. Ở giai đoạn 14 – 15 tuổi, cân nặng của nam tăng 6,64 kg, cân nặng của nữ tăng 4,26 kg ở giai đoạn 13 – 14 tuổi.
Sự phát triển cân nặng của nam và của nữ ở giai đoạn này cũng không giống nhau. Ở độ tuổi 13, 14 cân nặng của học sinh nam và của học sinh nữ tương đối bằng nhau với mức chênh lệch rất thấp và không có ý nghĩa thống kê. Ở độ tuổi 15 cân nặng của nam cao hơn hẳn của nữ với mức chênh lệch cao, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
12 13 14 15
Điều này chứng tỏ, đến 14 – 15 tuổi học sinh nam bước vào độ tuổi dậy thì nên cân nặng phát triển mạnh, nặng hơn hẳn so với học sinh nữ.
Để đánh giá kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã so sánh kết quả nghiên cứu ở trường THCS Quang Minh với kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Hải, nghiên cứu trên học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5 và bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.5. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh nam trường THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong.
Địa điểm Tuổi Quang Minh 1 X SD Lê Hồng Phong 2 X SD 2 1 X X 12 33,29 6,07 30,44 5,16 2,85 13 35,26 5,20 36,67 8,08 - 1,41 14 41,485,26 37,30 6,89 4,18 15 48,127,07 45,18 7,76 2,94
Bảng 3.6. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so với học sinh trường THCS Lê Hồng Phong.
Địa điểm Tuổi Quang Minh 1 X SD Lê Hồng Phong 2 X SD 2 1 X X 12 31,12 4,30 33,24 5,76 - 2,12 13 35,36 5,10 36,04 5,21 - 0,68 14 39,984,46 38,05 6,01 1,93 15 41,594,08 43,10 6,34 -1,51
Qua bảng 3.5 và 3.6 chúng tôi thấy, ở cùng một lứa tuổi và giới tính thì cân nặng trung bình của học sinh trường THCS Quang Minh cũng khác so với học sinh trường THCS Lê Hồng Phong.
Cụ thể, ở lứa tuổi 12 cân nặng trung bình của nam học sinh trường THCS Quang Minh cao hơn ở THCS Lê Hồng Phong. Còn ở nữ thì học sinh trường THCS Quang Minh thấp hơn THCS Lê Hồng Phong. Lứa tuổi 13, trường THCS Quang Minh có cân nặng học sinh nam thấp hơn; nữ cao hơn học sinh trường THCS Lê Hồng Phong. Lứa tuổi 14, trường THCS Quang Minh có cân nặng của học sinh nam cao hơn; nữ cao hơn ở học sinh trường THCS Lê Hồng Phong. Ở độ tuổi 15, thì học sinh nam trường THCS Lê Hồng Phong có cân nặng lại thấp hơn; cân nặng nữ lại cao hơn học sinh trường THCS Quang Minh.
Hình 3.5. Cân nặng trung bình của học sinh nam trường THCS Quang Minh so với học sinh trường THCS Lê Hồng Phong.
Hình 3.6. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so với học sinh trường THCS Lê Hồng Phong.
12 13 14 15
12 13 14 15
kg
Tuổi Tuổi
3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh
Trong các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của con người ngoài chiều cao