Đánh giá thực trạng hoạt động của VPĐKQSD đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 68)

3. Yêu cầu

3.3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động của VPĐKQSD đất

Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, một trong những nội dung đó là thực hiện xử lý công việc tại VPĐK. Tuy nhiên, áp dụng cơ chế này như thế nào cho hiệu quả, thực sự tiến bộ lại là một vấn đề cần quan tâm cả trong quy định pháp luật và trong tổ chức thực hiện.

Ý kiến của những người sử dụng đất đã có ít nhất một lần đến giao dịch tại VPĐK đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình này. Đa số người dân đến làm thủ tục hành chính đều cảm thấy được lợi ích, sự thuận tiện và những cải thiện rõ ràng mà mô hình “một cửa” mang lại.

Những thông tin khách quan thu được qua nghiên cứu xã hội học từ chính người sử dụng đất đang được hưởng thụ những lợi ích do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của ngành quản lý đất đai mang lại có một ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình VPĐK. Những thông tin này sẽ góp phần phát hiện ra những vấn đề hết sức có giá trị, kể cả những ưu điểm và nhược điểm trong tổ chức bộ máy VPĐK. Qua đó có thể đưa ra giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐK.

Việc đánh giá về thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Phổ Yên là tương đối khó và phức tạp mang nhiều ý nghĩa định tính hơn là định lượng. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa vào ý kiến đánh giá của 100 người sử dụng đất được điều tra đến thực hiện các thủ tục về đất đai đem lại một số kết quả sau:

3.3.3.1. Mức độ công khai về thủ tục hành chính

Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở đảm bảo cho VPĐK vận hành theo đúng quy trình. Trước hết là niêm yết công khai tại các phòng tiếp nhận hồ sơ những văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho người sử dụng đất biết (loại giấy tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký...). Tại VPĐK của huyện đã niêm yết cả bản hướng dẫn lập hồ sơ cho người dến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp.. Mức độ công khai thủ tục hành chính tại VPĐK huyện Phổ Yên được đánh giá như sau:

Bảng 3.10. Mức độ công khai thủ tục hành chính Đơn vị Tổng số hộ điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Công khai Tỷ lệ (%) Không công khai Tỷ lệ (%) Tổng cộng 100 82 82 18 18 TT Ba Hàng 20 14 70 6 30 TT Bãi Bông 20 19 95 1 5 TT Bắc Sơn 20 15 75 5 25 Thành Công 20 15 75 5 25 Phúc Thuận 20 19 95 1 5

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Khi hỏi người sử dụng đất đến giao dịch tại VPĐK về thủ tục hành chính, có 82% ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại VPĐK được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng và cũng có phần thuận lợi. Trong đó có xã Phúc Thuận và Thị trấn Bãi Bông là hai địa phương được người dân đánh giá cao về mức độ này, chỉ có 5% số người có ý kiến cho rằng các hoạt động chưa minh bạch, công khai. Điều đó cho thấy mô hình VPĐK đang hướng tới mục đích giản đơn, công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ triển khai hoà cùng công tác cải cách thủ tục hành chính của cả nước nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động của VPĐK chưa minh bạch, công khai, nhất là tại các địa phương có tính chất phức tạp trong quản lý đất đai như Thị trấn Ba Hàng (30% số phiếu được hỏi), Thị trấn Bắc Sơn (Chiếm 25% số người được hỏi). Điều đó cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính. Rất khó để đánh giá rằng có tiêu cực hay không trong giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, nhưng có thể khẳng định sự phức tạp của cơ chế chính sách hiện tại với các

thủ tục chồng chép, rắc rối gây ra tâm lý tiêu cực cho người dân đến giao dịch. Từ đó dẫn đến các đánh giá chủ quan cho rằng cán bộ chuyên môn “hạch sách” và thủ tục thực hiện không được minh bạch.

3.3.3.2. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính

Thời gian giải quyết các vấn đề khi đến giao dịch tại VPĐK là quy định quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai theo quy trình đã được Luật Đất đai 2003 quy định tạo thuận lợi cho người sử dụng đất. (Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nếu ở xã thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND xã, người sử dụng đất trên địa bàn thị trấn thì nộp hồ sơ tại VPĐK) nhưng hiện tại các hoạt động về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh tại VPĐK đất huyện Phổ Yên các thủ tục đều tự người dân trực tiếp lo làm và mang nộp tại VPĐK cấp huyện. Người sử dụng đất đến giao dịch chỉ nhận phiếu hẹn và trả kết quả, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện. Do vậy áp lực cho cán bộ làm việc rất lớn do hồ sơ gửi đến VPĐK nhiều và phải giao dịch đến từng hộ dân gây phiền hà và mất thời gian thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài, thủ tục rườm rà.

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết (mặc dù không nhiều) mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực. Một số đơn vị cấp xã xử lý công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phải đi làm lại gây lãng phí tiền và thời gian của nhà nước và của người dân; vai trò lãnh đạo điều hành, phối hợp của VPĐK lúc đầu triển khai mô hình còn lúng túng. Sự phối hợp của chính quyền địa phương còn hạn chế, bị động làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ.

(Nguồn: Số liệu điều tra)

'Hình 3.5. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của VPĐKQSD đất

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy vẫn còn đến 33/100 người được hỏi cho rằng thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai tại VPĐK còn chậm chạp, số phiếu trả lời này chủ yếu là ở các xã Thành Công và Phúc Thuận. Trong khi đó, chỉ có 47/100 phiếu trả lời cho rằng VPĐK đã giải quyết các thủ tục cho họ một cách nhanh chóng và số phiếu này chỉ tập trung chủ yếu tại các Thị trấn.

Như vậy có thể thấy mặc dù đa số người dân vẫn hài long, nhưng việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai đúng thời hạn vẫn là một trong những bài toán nan giải. Nguyên nhân một phần do số lượng hồ sơ quá nhiều, phần khác còn do các thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà, trong khi sự kết hợp giữa VPĐK và các cấp xã còn chưa được thống nhất. Một số người dân ở các xã cách xa trung tâm hành chính của huyện cảm thấy mất rất nhiều thời gian và công sức khi họ phải nhiều lần đi lại và chờ đợi mệt mỏi để thực hiện các thủ tục có liên quan.

Trước kia tình trạng người sử dụng đất không làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận diễn ra phổ biến. Do đó từ khi thành lập VPĐK, số lượng hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận ngày càng tăng nhanh. Điều đó chứng tỏ cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang có xu hướng thành công cả về chất lượng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công.

Do nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của cải cách thủ tục hành chính, huyện Phổ Yên đã chỉ đạo tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu trọng tâm đối với nhu cầu của những người sử dụng đất và của những nhà đầu tư trong nước, nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.3.3.3. Thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn

Theo cơ chế: “một cửa”, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu kiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là năng lực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ và mức độ hướng dẫn của cán bộ được người dân hết sức quan tâm, kết quả điều tra cho thấy có 52% ý kiến cho rằng, thái độ của cán bộ VPĐK khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch là tận tình và chu đáo (Tốt).

Tuy nhiên còn người dân đánh giá ở mức bình thường (40%) hoặc thậm chí có thái độ hách dịch với người dân (8%). Điều đó cho thấy cán bộ chuyên môn ở bộ phận một cửa đã có những lúc chưa ứng xử đúng theo quy tắc, một nguyên nhân khác là do đa phần người dân đến giao dịch không am hiểu về pháp luật, nên họ chưa nắm được quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, cho rằng cán bộ chuyên môn đang cố tình gây khó khăn cho mình.

Hình 3.6. Kết quả đánh giá thái độ làm việc qua ý kiến người dân

Hiện nay, do nhu cầu của công việc UBND huyện đã có sự quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức tham gia các lớp học chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ. Các cán bộ VPĐK của huyện đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao.

Với trình độ hiện có, cán bộ quản lý cũng như cán bộ chuyên môn có nhận thức sâu và am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao từng bước. Vì vậy, biện pháp hướng dẫn, giải thích những yêu cầu có liên quan cho người dân đến giao dịch ngày càng có triển vọng, được người dân chấp thuận. Có 79,0% ý kiến đánh giá là mức độ hướng dẫn của cán bộ là đầy đủ có trách nhiệm cao, trong đó người dân ở các địa phương như thị trấn Bắc Sơn, Ba Hàng đánh cao mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên còn tới 14,0% ý kiến đánh giá cho rằng cán bộ hướng dẫn không đầy đủ. Đặc biệt có 7,0% phiếu trả lời cho ý kiến khác, trong đó có lý do làm người dân ở các xã Phúc Thuận và Thành Công không hài lòng nhất là cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần và trả kết quả không đúng hẹn.

Bảng 3.11. Đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn TT Đơn vị hànhchính Tổng số phiếu điều tra Mức độ hướng dẫn Đầy đủ Không đầy

đủ ý kiến khác Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng hợp 100 79 79 14 14 7 7 1 TT Ba Hàng 20 17 17 3 3 0 0 2 TT Bãi Bông 20 15 15 4 4 1 1 3 TT Bắc Sơn 20 18 18 1 1 1 1 4 Thành Công 20 13 13 5 5 2 2 5 Phúc Thuận 20 16 16 1 1 3 3

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Từ những thực tế trên cho thấy. Để mô hình VPĐK hoạt động có hiệu quả trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về thẩm quyền và trách nhiệm đã được phân cấp. Đồng thời, cán bộ và công chức nhà nước phải có trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp và cải cách, hơn nữa thủ trưởng cơ quan cấp trên phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên kịp thời phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để sửa chữa và phát huy, có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng và minh bạch trong công tác tiếp thu các ý kiến đóng góp của công dân đến giao dịch tại VPĐK, từng bước hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo quy trình ISO-2001 được UBND huyện Phổ Yên ban hành ngày 12/9/2010.

3.3.3.4. Các khoản lệ phí người dân phải đóng góp

Vấn đề về phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có mức thu phí và lệ phí khác

nhau hoặc cùng thủ tục nhưng tình trạng giấy tờ liên quan khác nhau thì có mức thu khác nhau. Trong khi giao dịch thực hiện thủ tục xin cấp GCN, mức tiền nộp thuế thường cao hơn so với thu nhập của người dân. Do điều kiện kinh tế khó khăn, trong nhiều trường hợp huyện thông báo đủ điều kiện cấp GCN yêu cầu các hộ dân nộp thuế trước khi nhận GCN nhưng rất ít hộ thực hiện. Hiện nay mặc dù khoản thu lệ phí trước bạ đã giảm xuống còn 0,5% và thuế thu nhập 2% là quá cao so với thu nhập của người dân đặc biệt là đối với những hộ nghèo khi cấp lần đầu, làm cho nhiều người dân không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc xin cấp GCN. Hơn nữa quy định giá đất ở địa phương chưa hợp lý; cụ thể đất khu vực nông thôn do đặc điểm đường ngõ nhỏ và ngoằn nghèo, địa hình đôi chỗ phức tạp, do đó khi chuyển QSD đất ở những khu vực này người dân không tính đến yếu tố vị trí. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân tự làm thỏa thuận với nhau thay vì thủ tục sang nhượng tại cơ quan Nhà nước. Theo số liệu cung cấp của phòng TNMT huyện Phổ Yên số hộ đã được cấp GCN tính đến 31/12/2013 đối với đất ở đã cấp 33.390 GCN, tuy nhiên đến nay mới trao được khoảng 10.100 GCN đạt gần 30%.

Theo số liệu điều tra với các đối tượng đã được nhận GCN cấp lần đầu đối với các vùng nông thôn, có khoảng 60% số hộ không mặn mà để được cấp hoặc lấy GCN với lý do; phải nộp một khoản tiền lệ phí trước bạ 0,5% với thửa đất vùng nông thôn là một khoản tiền không hề nhỏ so với thu nhập của họ.

Khi trả lời về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có trên 70% ý kiến cho rằng mức nộp lệ phí đăng ký thế chấp bảo lãnh như hiện nay là cao. Theo thông tư liên tịch số 33/2002/TTLT/BTC-BTP ngày 12/4/2002 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp thì mức lệ phí thu là 60.000đ/lần đăng ký giao dịch đảm bảo là mức cao. Pháp luật cho phép người đi vay ngân hàng thỏa thuận trách nhiệm đăng ký với các tổ chức tín dụng. Trong thực tế trách nhiệm yêu cầu đăng dụng được coi là nghĩa vụ của bên thế chấp bảo lãnh. Để làm thủ tục họ phải đến UBND xã, thị trấn xác nhận và chứng thực hợp đồng thế chấp tại

Văn phòng công chứng tại đây văn phòng công chứng đã thu một khoản phí là 0,001% giá trị giao dịch hợp đồng, mặc dù hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với ngân hàng sau đó đến VPĐK huyện để đăng ký giao dịch bảo đảm. Những người đến đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp QSD đất đa số là những người

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)