Ảnh h−ởng của điều kiện thiếu n−ớc đến hàm l−ợng prolin trong lá đậu t−ơng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thiếu nước ở thời kỳ ra hoa tới khả năng trao đổi nước, quang hợp, hàm lượng prolin và hoạt độ của một số enzym của đậu tương (Trang 32)

đậu t−ơng

Prolin là một axit amin có vai trò quan trọng trong việc chống lại sự thiếu n−ớc trong cơ thể thực vật [21] [22] [25]. Prolin là thành phần chủ yếu trong cấu trúc của nhóm phân tử đ−ợc biết đến nh− một tác nhân cạnh tranh thẩm thấu, thuộc nhóm các axit amin tự do, những hợp chất amin bậc 4 và hợp chất hữu cơ l−u huỳnh bậc 3 [25].

Theo nghiên cứu của Đinh Thị Phòng trên đối t−ợng cây lúa, đã phản ánh chính xác với thực tế là giống có khả năng chịu hạn tốt thì có sự gia tăng hàm l−ợng prolin trong thân và lá cao.

Kết quả xác định hàm l−ợng prolin trong cây đậu t−ơng ở giai đoạn ra hoa cũng phù hợp với nhận định trên. Theo bảng 9 và hình 4 về hàm l−ợng prolin trong lá đậu t−ơng, trong điều kiện đ−ợc cung cấp n−ớc đầy đủ, sự sai khác về hàm l−ợng axit amin prolin của cả 4 giống là không lớn, giống DT 2001 với hàm l−ợng prolin cao hơn cả là 1,36 mg/g lá. ở lô thí nghiệm, hàm l−ợng prolin của các giống đậu t−ơng dao động từ 2,35 - 7,04 mg/g lá, tức là chiếm 412 - 940 % so với đối chứng.

Trong 4 giống nghiên cứu, giống DT 84 có sự tăng hàm l−ợng prolin rất cao, sự tăng thấp nhất ghi nhận ở DT 2001.

Bảng 9. Hàm l−ợng prolin trong lá đậu t−ơng

Giống Đối chứng Thí nghiệm So sánh với đối chứng (%) DT 84 0,64 ± 0,02 6,02 ± 0,26 940 DT 96 0,99 ± 0,015 6,86 ± 0,41 692 DT 2001 1,36 ± 0,35 7,04 ± 0,16 517 DT 2002 0,57 ± 0,14 2,35 ±0,26 412

01 1 2 3 4 5 6 7 8 DT 84 DT 96 DT 2001 DT 2002 Đối chứng Thí nghiệm

Kết luận vμ đề nghị * kết luận

Từ kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận nh− sau: - Khi gặp hạn, khả năng giữ n−ớc, khả năng hút n−ớc, độ hút n−ớc “còn lại”, c−ờng độ thoát hơi n−ớc đều có sự thay đổi rõ rệt. Sự mất n−ớc, l−ợng n−ớc không hút đ−ợc, c−ờng độ thoát hơi n−ớc bị giảm, đồng thời gia tăng độ hụt n−ớc “còn lại” của các giống đậu t−ơng ở lô thí nghiệm.

- Điều kiện thiếu n−ớc làm c−ờng độ quang hợp giảm mạnh. Làm giảm khả năng khử CO2 để tạo sản phẩm quang hợp.

- ở lô thí nghiệm, hoạt độ enzym proteaza, catalaza và hàm l−ợng prolin của các giống đậu t−ơng tăng lên rõ rệt khi đậu t−ơng bị hạn. Trong khi đó, hoạt độ enzym amylaza trong lá đậu t−ơng ít thay đổi. Khi thiếu n−ớc, sự biến đổi hoạt độ proteaza rõ nhất ở các giống DT 2001, DT 2002, DT 84. Hoạt độ amylaza tăng rõ chỉ ở riêng giống DT 84. Còn hoạt độ catalaza thì tăng rõ nhất là ở DT 2002.

- Hàm l−ợng prolin tăng lên nhiều lần ở lô thí nghiệm khi thiếu n−ớc trong đó tăng mạnh nhất ở giống DT 84.

* Đề nghị

Trên cơ sở những nghiên cứu của đề tài, có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu ở mức phân tử để tìm hiểu bản chất sâu hơn của quá trình chịu hạn của cây đậu t−ơng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thiếu nước ở thời kỳ ra hoa tới khả năng trao đổi nước, quang hợp, hàm lượng prolin và hoạt độ của một số enzym của đậu tương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)