0
Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số đề xuất để duy trì bền vững cho nợ công của Việt nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ NỢ CÔNG (Trang 33 -36 )

quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính, hạn chế rủi ro, một số nội dung sau cần được nghiên cứu thực hiện:

Một là: Xây dựng chiến lược về vay nợ công phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ, cụ thể:

Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần xác định: Mục đích vay là gì? vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ: Khoản vay trong nước hay nước ngoài, thời hạn vay tương ứng (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn), hình thức huy động và lãi suất thích hợp.

Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng (huy động vốn, vay vốn lại đem gửi tiền không kỳ hạn tại NHTM trong khi vẫn phải trả lãi cao).

Hai là: Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh.

Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ba là: Giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu công, gia tăng nguồn thu ngân sách

Cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước là một mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, nó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của các mặt cân đối khác trong nền kinh tế quốc dân. Đề giảm bớt gánh nặng nợ thì phải giảm bớt gánh nặng về chi tiêu. Vì vậy, trong chi tiêu công cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính

phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước;

Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP) để giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho Ngân sách Nhà nước.

Bốn là: Tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, các ngành, các lĩnh vực hướng tới nền kinh tế hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn thông qua việc bảo đảm sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và nền tài chính lành mạnh. Phát huy nội lực của nền kinh tế nội địa, gia tăng tiết kiệm nội địa để giảm dần sự lệ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Đây là cơ sở để Nhà nước gia tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư phát triển. Mặt khác, làm được điều này cũng sẽ giảm bớt rủi ro khi có sự suy giảm của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, có sự biến động của nền tài chính toàn cầu về lãi suất, về tỷ giá...

Tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, rà soát lại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên bán lại cho tư nhân.

Giảm dần sự lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài Năm là: Đảm bảo tính bền vững an toàn về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí.

Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…

Sáu là: Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận.

Bảy là: Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ công trong Luật Quản lý nợ công và Luật Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, xác nhận số liệu nợ, đánh giá tính bền vững của nợ Chính phủ so với GDP, trong mối quan hệ với bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; cơ cấu nợ, tỷ lệ vay nợ nước ngoài trong tổng số nợ; cơ chế quản lý nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ (nhất là nợ nước ngoài); tính minh bạch và đầy đủ trong các khoản nợ… giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ công cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ NỢ CÔNG (Trang 33 -36 )

×